Với những mẹ mới sinh, mỗi hành động của trẻ đều khiến mẹ tò mò và thích thú. Mẹ sẽ luôn thắc mắc: “Phản xạ này của con nghĩa là gì nhỉ?”, ” Không biết con đang muốn gì nhỉ?”. Hay như phản xạ tự nhiên khi trẻ rướn người vươn vai thật dễ thương, nhưng mẹ không biết vì sao con lại có hành động đó.
Vậy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé các mẹ!
1. Phản xạ khi trẻ đói
Khi bạn đưa tay chạm vào má của trẻ, sau đó thấy trẻ quay theo hướng tay bạn với chiếc mồm há to. Điều đó có ý nghĩa trẻ đang đói và cần được ti mẹ. Tuy nhiên, nhiều mẹ mới sinh thay vì tìm hiểu ý nghĩa phản xạ tự nhiên của trẻ là gì. Thì họ lại coi đây là một gợi ý tích cực cho cơn đói. Nhưng thực chất đó chỉ là phản xạ bình thường khi bạn liên tục vuốt má trẻ.
2. Phản xạ mút
Cơn đói là nguồn gốc của việc em bé bú mẹ. Các mẹ có thể dùng ngón tay hay núm vú chạm vào vòm trên của miệng bé. Bạn sẽ thấy ngay phản xạ mút. Tuy nhiên, phản xạ này sẽ chỉ phát triển hoàn toàn vào khoảng 36 tuần. Vì vậy, nếu trẻ sinh non, các mẹ có thể hiểu vì sao trẻ mút yếu. Đừng lo lắng nhé! Phản xạ mút sẽ phát triển khi bé được 36 tuần đó.
3. Phản xạ sợ hãi
Khi trẻ sợ hãi bở một hành động bất ngờ hay một tiếng động mạnh, trẻ sẽ quay mặt đi và khóc thật to. Sau đó, trẻ sẽ co chân tay túm lấy một điểm nào đó mà chúng cảm thấy có thể được bảo vệ. Vì vậy, quấn bé là một phương pháp hữu hiệu để giúp trẻ. Trẻ sẽ không bị giật mình và luôn cảm thấy an toàn khi được quấn.
4. Phản xạ trớ sữa
Xảy ra khi trẻ đột nhiên nuốt quá nhiều sữa. Điều này có thể xảy ra nếu sữa mẹ về nhiều và dồn dập. Phản xa tự nhiên của trẻ sẽ là tìm cách đóng cổ họng của mình. Bằng cách dùng lưỡi trục xuất sữa dư thừa ra khỏi miệng.
Các mẹ có thể sẽ lo lắng không biết liệu trẻ có sao không. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh, đặt trẻ ngồi dậy và vỗ lưng cho trẻ. Trẻ sẽ không xảy ra vấn đề gì hết.
5. Phản xạ trườn, bò
Khi mẹ đặt trẻ nằm sấp mẹ sẽ thấy trẻ co chân lại như thể đang nằm trong bào thai. Trông trẻ lúc giống muốn trườn bò. Thực sự rất dễ thương. Nếu khi đó mẹ tác động lên chân của trẻ, trẻ có thể tiến lên phía trước. Vì vậy, hãy tránh để trẻ nằm 1 mình trên giường hoặc bàn cao. Trẻ có thể còn non nớt và chưa biết bò, nhưng phản xạ trườn bò là tự nhiên, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
6. Phản xạ lòng bàn chân
Khi mẹ dùng tay vuốt lòng bàn chân trẻ từ gót chân lên phía trước, mẹ sẽ thấy bàn chân trẻ phản ứng lại. Ngón chân cái co lại và những ngón còn lại duỗi ra. Phản xạ tự nhiên này sẽ xuất hiện cho đến khi trẻ 2 tuổi. Phản xạ này có mục đích giúp trẻ không bị ngã khi bước những bước đầu tiên.
7. Phản xạ bước chân
Phản xạ này còn được gọi với 1 tên dễ thương hơn ” Phản xạ bước nhảy”. Khi mẹ nâng con lên, mẹ sẽ để ý thấy 2 chân của con đang nhảy động tác “moonwalk” trên nền nhà.
8. Phản xạ cầm/nắm
Khi mẹ đưa một ngón tay hoặc đồ vật ra phía trẻ, trẻ sẽ tự động dùng tay nắm chặt ngón tay mẹ. Đây chính là phản xạ cầm nắm. Hầu hết các mẹ đều thích thú với phản xạ này.
9. Phản xạ lực kéo
Đối với những mẹ mới sinh, mẹ có thể thấy bác sĩ kiểm tra phản xạ này bằng cách giữ cả hai cổ tay của bé và nhấc bé vào tư thế ngồi. Cũng tương tự như vậy, đây cũng được coi như một bài tập để “tăng cường cơ cổ của em bé.”
10. Phản xạ cong lưng:
Bác sĩ có thể làm bài kiểm tra cho trẻ để xem các dây thần kinh cột sống của trẻ có phát triển tốt hay không. Trong khi giữ em bé úp mặt xuống, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng vuốt dọc một bên lưng. Nếu trẻ phát triển tốt, trẻ sẽ cong cơ thể của mình và kéo xương chậu về phía bác sĩ vừa vuốt ve.
-Ele Luong-
Tổng hợp bài viết từ: The Asianparent Singapore
Nguồn ảnh: Internet
Các bài viết liên quan:
TRẺ SƠ SINH KHÓC – 9 cách để đọc vị tiếng khóc của con
LẦN ĐẦU LÀM MẸ: 5 điều mẹ cần biết về chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời