Bốn cách để XỬ LÝ ĂN VẠ CỦA CON. Dừng các yêu cầu dường như vô tận & thái độ luôn xin thêm của con với kế cách dạy dỗ chuyên môn sau.
Cha mẹ chắc đã từng nghe không chỉ 1 lần mà rất rất nhiều lần về việc con trẻ xin thêm một lần nữa, xin chơi thêm 5 phút, đọc thêm cuốn sách nữa rồi ngủ, trượt cầu tuột thêm một lần nữa rồi về …. Phụ huynh cảm thấy như đã dành cả ngày để giải quyết những yêu cầu của con và con luôn đẩy cha mẹ đến mọi giới hạn của sự kiên nhẫn, nào thì xem tivi thêm 5 phút nữa thôi, xem thêm một tập Peppa Pig nữa thôi, ăn thêm một viên sô cô la nữa thôi …. mặc dù trước đó đã là mấy lần cuối cùng của con.
Chứng ăn vạ ở trẻ em
Cha mẹ cảm thấy con có vẽ chẳng bao giờ là thỏa mãn cả, sao mà con cứ xin thêm mãi và mãi và mãi thế. Điều đó khiên cha mẹ có thể phát điên lên vì cứ tiếp tục xảy ra hết lần này đến lần khác.
Nhưng thưa cha mẹ, theo chuyên gia tiến sỹ Jenn Berman, thì đó là một sự việc rất đỗi bình thường cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi, con trẻ dùng nó để kiểm tra và đẩy xa giới hạn của mình. Jenn Berman là tác giả của những cuốn sách SuperBaby: 12 cách để cho con bạn một khởi đầu trong 3 năm đầu tiên.
“Đây là thời điểm trẻ em trở nên sắc sảo trong việc nói lên những suy nghĩ và thương lượng, và trẻ đang thử nghiệm những kỹ năng đó với cha mẹ.”
Tin tốt lành là những yêu cầu lặp đi lặp lại không có nghĩa là con của bạn đang trở nên tham lam hay ích kỷ. uy vậy, sự thử thách giới hạn của người làm cha mẹ, đôi khi hoàn toàn mất kiểm soát về cảm xúc đối với những đòi hỏi vô lý của con trẻ. Chúng tôi đã hỏi những mẹo tốt nhất về việc kỷ luật và xử lý những tình huống này của con.
Tuyệt chiêu xử lý ăn vạ của con hiệu quả
Làm một thỏa thuận trước
Con trẻ trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh đều có thể thừ thách mọi giới hạn của cha mẹ. Quan trọng là bạn hiểu và biết những yêu cầu của con và hãy thiết lập những quy tắc hay làm những thỏa thuận trước đó với con. Dĩ nhiên ngay cả khi làm quy tắc hay thỏa thuận, nếu có điều kiện co bạn vẫn nì nài để thoát khỏi những quy tắc đó. Nhưng nếu cha mẹ không có một quy tắc chung cho con, thì việc dạy con sẽ càng loạn hơn.
Vì dụ con muốn xem ipad mãi bất kể lúc nào, vậy hãy đặt ra quy tắc thời lượng xem hằng ngày, mua một chiếc đồng hồ tình thời gian, mỗi lần con xem bất chuông lên, chuông reo con ngừng. Con vẫn có thể xin thêm 5 phút, và thương lượng, nì nài với cha mẹ để được thêm 5 phút xem. Tùy hoàn cảnh cha mẹ hãy dạy con cách thương lượng và chấp nhận để có 5 phút hay dừng lại.
Điều quan trọng là cha mẹ có thể khống chế thời lượng xem iad của con, và cả con đều hiểu nguyên tắc đó.
Hãy cảnh báo, nhắc nhở con trước khi việc nài nỉ xảy ra
Bạn hãy tưởng tượng, bạn đang đọc một cuốn sách hay, hay đang xem phim ngay đoạn gay cấn thì ai đó bảo bạn dừng và đi làm cái khác. Bạn sẽ rất khó chịu và bực bội. Thế thì con trẻ cũng vậy. bạn sẽ dễ chịu hơn, nếu người đó nói với bạn chuẩn bị còn 10 phút nữa thì chúng ta phải đi nhé. Đủ thời gian cho bạn để thu dọn hay sắp xếp phần gay cần lại trước khi đi.
Cha mẹ nên nói lời cảnh bào hay nhắc nhở con trước đó, cho con nhận biết và thời gian để kết thúc việc này trước khi chuyển qua việc khác. Trẻ em năm tuổi và 6 tuổi không cần nhắc nhở liên tục, nhưng cảnh báo con theo thời gian từ khoản nửa chừng và ít nhất một lần ngay trước khi hoạt động kết thúc. Và phải luôn đoán được tâm trạng của con, vì dụ như con vẫn muốn trượt thêm nhiều lần cầu tuột nữa, thì hãy cho con số lần con tuột như là mình tuột thêm 5 lần nữa. Hết 5 lần là về nhé và không tuột thêm lần nào nữa cả. Như vậy sự thỏa mãn của cao sẽ được nâng cao hơn.
Thể hiện sự đồng cảm
Ngay cả khi cha mẹ thực hiện một thỏa thuận trước và nhắc nhở con về quy tắc và giới hạn, cha mẹ nên làm gì nếu con vẫn cầu xin nhiều hơn? Nghiên cứu cho thấy rằng con trẻ sẽ có nhiều khả năng hợp tác hơn là đối đầu – nếu như cha mẹ thể hiện sự đồng cảm.
Ví dụ, trước khi nói không, hãy nói với con rằng mẹ/ ba hiểu con sẽ rất buồn nếu phải đi về bây giờ. Hay nói cách khác, khi con nhìn thấy một chiếc xe đồ chơi và ăn vạ, nài nỉ để được mua, việc đầu tiên hãy khẳng định là “Ồ mẹ biết con rất thích chiếc xe đó lắm! ” trước khi từ chối con. Sau đó, cha mẹ mới nên nhắc nhở con về quy tắc, và nếu biết điều này sẽ xảy ra, cha mẹ luôn nhắc lại quy tắc trước khi vào cửa hàng, để bây giờ có thể nhắc lại nữa: “Chúng ta đã thỏa thuận là không mua đồ chơi hôm nay trước khi vào đây, phải không con?”
Liann Smith, một chuyên gia tư vấn phụ huynh và nhà giáo dục ở Seattle cho biết: “Sự đồng cảm của cha mẹ giúp con bình tĩnh hơn và giúp con trở lại trạng thái suy nghĩ hợp lý”.
Giữ vững lập trường của mình – cái gì đúng là đúng, cái gì sai là sai
Đôi khi, bất kể bạn cảm thông như thế nào, con vần cứ lì ra ở đấy, vẫn ăn vã, vẫn nài nỉ, vẫn làm phiền bạn cho đến khi bạn nổi điên lên và mất kiểm soát. Cha mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn, hãy tiếp tục lắng nghe và đồng cảm với con, và vẫn nhấn mạnh quy tắc đã thỏa thuận cho con biết . Nếu con dãy nãy, la hét và cố tình tranh cãi thì đây là lúc nên nói; “Mẹ sẽ không nói về điều này nữa, việc này đấn đấy là kết thúc và không tranh cãi hay thương lượng nữa.” và hãy bỏ đi.
Hoặc thử mẹo này từ Hal Runkel, một chuyên gia trị liệu tại Atlanta và là tác giả của ScreamFree, Parenting: Say, “Không, quyết định của mẹ sẽ là quyết định cuối cùng”, lặp đi lặp lại, cho đến khi con bạn ngừng cãi lý với bạn. ” “Runkel nói.” Nhưng đừng giận. Nếu cha/ mẹ tức giận, con sẽ tập trung vào hành vi của cha/mẹ thay vì tập trung vào bản thân mình. ”
Xem thêm
- Hiểu về các cơn giận dữ, mè nheo, ăn vạ, la hét của trẻ để dạy con thay vì la mắng con
- Hãy để con biết kiễn nhẫn chờ đợi và ngừng những cơn ăn vạ khủng khiếp nếu cha mẹ áp dụng đúng 5 cách hiệu quả này
- Điểm danh các điểm mạnh của con và cách giúp trẻ phát triển các ưu thế này!