Làm sao để học cách xin lỗi bằng cả trái tim để người ấy tha thứ cho những lỗi lầm của bạn?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời xin lỗi thể hiện bạn đang hối hận vì một hành động hoặc lỗi lầm nào đó. Sự chân thật đúng là rất quý. Người ta thường nói rằng lời xin lỗi có thể giúp hàn gắn vết thương đã gây ra cho người đối diện.  Và mọi thứ sẽ dần tốt lên. Nhưng thực sự có đúng là vậy không? Và khi nào thì bạn biết rằng người ấy đang xin lỗi chân thành?

Vô trách nhiệm với lời nói xin lỗi

Có những lời xin lỗi mà chỉ được nói ra bằng miệng xuông. Người nói ra lời xin lỗi ấy không rút kinh nghiệm hoặc có trách nhiệm với lời nói của mình. Ví dụ như, “Anh xin lỗi vì đã làm em buồn tại buổi tiệc hôm đó” sẽ có nghĩa là bạn đang quá nhạy cảm. Hoặc “Em xin lỗi nhưng anh chưa bao giờ hỏi em rằng em đã có con chưa” sẽ đổ lỗi cho người kia đã không làm cái việc mà họ không nên làm. Khi ai đó đổ trách nhiệm cho người còn lại, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của lời xin lỗi.

Có những thời điểm mà chỉ nói “Xin lỗi” thôi là không đủ.

Ngựa quen đường cũ

Có những lúc người ấy thật sự muốn nói lời xin lỗi, nhưng chỉ đúng lúc ấy thôi. Khi đã được tha thứ, họ lại quay trở về những thói quen xấu trước đây. Như uống quá nhiều rượu hay đi làm về muộn.

Người ấy có thể tha thiết cầu xin sự tha thứ bằng những biểu cảm khiến bạn dễ động lòng. Nhưng quan trọng là họ có sửa hay không. Liên tục mắc lỗi và xin lỗi sẽ làm mất tác dụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chờ đợi để được tha thứ

Sau khi xin lỗi xong, người ấy không thể trông đợi rằng mình sẽ được tha thứ ngay. Nói 1 lời không có nghĩa là mọi việc đã được giải quyết xong. Khi nhắc lại chuyện cũ, anh ấy có thể nói là “Anh đã xin lỗi em rồi còn gì”. Anh ấy sẽ trách bạn lèm bèm với thái độ tức tối vì mình chưa được tha thứ. Nhưng những lời này sẽ làm tổn thương bạn thêm một lần nữa. Bởi vì nó cho thấy đó khôgn phải là lời xin lỗi chân thành.

Chỉ nói xuông không thể giúp cho công việc hàn gắn, lấy lại lòng tin đã mất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm gì để hàn gắn

Sau khi đã nói lời xin lỗi, bạn cần làm theo một vài bước sau đây để hàn gắn lỗi lầm với người ấy:

  • Chấp nhận sai khi cần thiết. Khi bạn phạm sai lầm gây ảnh hưởng không tốt đến người khác, bạn hãy sẵn sàng nhận khuyết điểm.
  • Đặt mình vào địa vị người khác. Nếu làm như vậy, bạn sẽ mở rộng nhãn quan và hiểu được sự việc ở một khía cạnh khác.
  • Trân trọng người khác. Hiểu được vị trí của người khác là chưa đủ. Bạn cần tôn trọng quan điểm của người khác nữa. Hãy hiểu rằng, mặc dù bạn có thể đúng, nhưng người ta chưa chắc đã sai. Đơn giản vì người ta nhìn sự việc ở một góc độ khác.

  • Đồng ý cho tới không đồng ý. Bạn phải hiểu rằng giá trị con người bạn không đồng nhất với quan điểm của bạn về một sự việc. Bằng cách đó, khi người khác không đồng tình với bạn, không có nghĩa là người ấy có thái độ lăng mạ hay gì xấu cả. Hãy để người khác được thể hiện quan điểm của mình. Và cũng cho mình cái quyền tự do đấy.
  • Hãy để nó lãng quên. Nhớ rằng lần sau khi 2 bạn đang bàn luận đến một vấn đề nào đó thì đừng lôi chuyện cũ ra nói nhé.
  • Hâm nóng lại những gì bạn đã có. Hãy tiếp tục tạo những kỷ niệm mới với nhau. Có thể nó khá khó khăn với một số người, nhưng một khi bạn đã vượt qua thì nó sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn. Mọi chuyện cãi vã hiểu lầm chỉ như ngọn gió thoảng qua.

Không phải lúc nào lời xin lỗi được nói ra cũng là lời xin lỗi chân thành. Nói lời xin lỗi đôi khi còn tỏ ra phản tác dụng. Bạn cần trân trọng khi nói xin lỗi và đừng yêu cầu sự tha thứ ngay lập tức nhé!

Theo ph.theAsianparent

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh