Xây dựng mục tiêu tập thể dục có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta có trách nhiệm hơn về bản thân, vượt qua giới hạn của chính mình và tạo động lực vượt qua mệt mỏi trong tập luyện.
Vấn đề thường gặp là chúng ta hay đặt các mục tiêu quá cao, không bền vững và không thực tế. Chính điều đó sẽ làm giảm tinh thần và động lực nếu không đạt được mục tiêu đề ra.
DiSalvo và bốn huấn luyện viên hàng đầu khác đã đưa ra 11 lời khuyên giúp bạn thiết lập mục tiêu để đạt kết quả tốt nhất.
1. Tập trung vào một mục tiêu nhất định trong một thời điểm.
Một trong những sai lầm lớn nhất trong việc đặt mục tiêu tập luyện là tập quá nhiều môn cùng một lúc. Thay vào đó, hãy chỉ chọn một hoạt động nhất định, ví dụ như chống đẩy hay chạy 5000 mét và hoàn thành mục tiêu này rồi mới đến mục tiêu khác.
2. Xây dựng mục tiêu phù hợp với khả năng bản thân
Có một số mục tiêu chỉ vận động viên chuyên nghiệp có thể làm được như hít đất 100 lần hay thành thạo các tư thế yoga khó nhất. Bạn không thể lấy đó làm thước đo hay lấy đó làm mục tiêu cá nhân. Mục tiêu đặt ra phải phù hợp với bản thân, là thứ mà bạn mong muốn đạt được và có thể hoàn thành trên thực tế.
3. Xây dựng mục tiêu một cách cụ thể, có thể đo lường và giới hạn thời gian.
Mục tiêu càng cụ thể thì con đường đạt được mục tiêu đó càng rõ ràng. Trước hết, mục tiêu nên có thời hạn, vì điều này tạo cảm giác cấp bách, áp lực giúp bạn tập trung nỗ lực để thực hiện được mục tiêu.
Ví dụ điển hình ở đây có thể kể đến mục tiêu đến cuối năm chạy được 5000m liên tục không nghỉ.
4. Đặt mục tiêu ban đầu ở mức thấp
Đặt mục tiêu ở mức thấp hoặc trong tầm với của bản thân sẽ làm chúng ta cảm thấy tự tin và điều đó giúp bạn đạt dễ dàng thực hiện được mục tiêu đề ra. Càng có nhiều thành công trong quá trình tập luyện, bạn càng có thêm sự tự tin để có kết quả tốt đẹp về lâu dài.
5. Xây dựng mục tiêu lâu dài
Tất cả chúng ta đều mong muốn việc tập luyện mang lại kết quả ngay lập tức, nhưng để đạt được điều đó, bạn phải xây dựng được mục tiêu một cách dài hạn. Mục tiêu như thế sẽ giúp bạn điều chỉnh lối sống, thay vì sửa chữa nhanh chóng, và bạn sẽ có nhiều khả năng tuân thủ nó hơn.
6. Xác định động lực hình thành mục tiêu
Đôi khi, mục tiêu tập luyện có thể được hình thành từ những nỗi sợ hãi, cảm giác không an toàn hoặc sự tự ti về hình thể. Ví dụ: Bạn muốn chay maraton vì bị bắt nạt trong lớp thể dục ở trường, hoặc đăng ký một lớp gym vì bị người ngoài bình phẩm về cân nặng.
Điều quan trọng là xác định động lực để tập luyện chứ không phải giả định hoàn thành mục tiêu sẽ làm cho bạn cảm thấy được xoa dịu. Nếu suy nghĩ về mục tiêu làm bạn thì bạn nên xem xét việc nói chuyện với chuyên gia tâm lý về vấn đề này.
7. Linh hoạt thay đổi mục tiêu trong quá trình tập luyện
Dù điều quan trọng là làm cho mục tiêu trở nên cụ thể nhưng bạn cũng nên thay đổi chúng cho phù hợp với quá trình tập luyện của mình. Có thể một mục tiêu ban đầu bạn đặt ra quá khó để duy trì hoặc ngược lại.
Đặt mục tiêu bạn nghĩ mình có thể đạt được và sau đó sửa đổi chúng khi bạn đã hiểu thêm về khả năng của mình. Nếu bạn cảm thấy thoải mái với khả năng của bản thân thì không có gì sai khi thay đổi cả.
8. Thực hiện mục tiêu nhỏ để dẫn đến mục tiêu lớn
Để đạt được mục tiêu lớn, bạn nên xác định các mục tiêu nhỏ hơn. Giả sử bạn muốn chạy quãng đường dài một dặm trong chín phút. Trong quá trình tập luyện, bạn nên hoàn thành mục tiêu nhỏ hơn như chạy nửa dặm trong năm phút để kiểm tra và đánh giá khả năng của bản thân.
Hợp lý nhất là đặt các mục tiêu nhỏ có thể đạt được sau mỗi hai đến ba tuần. Lượng thời gian đó có thể giúp bạn xác định xem mục tiêu lớn của bạn có thực tế hay không và có thể thay đổi mục tiêu nếu cần.
9. Nhờ sự tư vấn hướng dẫn từ chuyên gia, huấn luyện viên chuyên nghiệp để xây dựng mục tiêu tập thể dục
Nếu gặp khó khăn trong việc xây dựng mục tiêu tập luyện, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia (huấn luyện viên cá nhân). Một chuyên gia có thể hướng dẫn lộ trình để bạn có thể đạt được mục tiêu của mình một cách đúng hướng.
10. Tự đánh giá về những thói quen trước đây và hiện tại của bản thân.
Nếu bạn muốn thấy sự tiến bộ thì bạn cần đánh giá thực tế với những thói quen của mình. Ví dụ nếu bạn không có thói quen tập thể dục, đột nhiên bạn đến phòng tập thể dục năm ngày một tuần thì điều đó không phải là một mục tiêu thiết thực và có thể thực hiện được.
Việc tự đánh giá sẽ giúp bạn xác định và loại bỏ những rào cản từ bản thân trước khi bắt đầu xây dựng và thực hiện mục tiêu tập luyện.
11. Kêu gọi sự ủng hộ
Khi nghĩ về mục tiêu của bạn, bạn cũng nên nghĩ về người có thể khuyến khích, thúc đẩy, khiến bạn gắn bó với mục tiêu trong cuộc sống. Việc nhận được ủng hộ từ người thân để hoàn thành kế hoạch tập luyện có thể tạo ra khác biệt rất lớn
Trên đây là những lời khuyên bổ ích từ chuyên gia để xây dựng mục tiêu tập thể dục đạt kết quả tốt nhất. Chúng ta nên tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Xem thêm:
- Nên dạy trẻ những kỹ năng gì để con biết tự bảo vệ bản thân?
- Sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích làm tăng nguy cơ đột quỵ não ở giới trẻ
- Tại sao các ông bố bị trầm cảm sau sinh? Đây là cách nhận ra điều này