Phờ phạc vì “cuộc chiến giờ đi ngủ” với con nhỏ? Học ngay bí quyết từ mẹ Mỹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con đi ngủ đúng giờ mỗi đêm là mơ ước của hàng triệu phụ huynh trên toàn thế giới. Nhưng điều này không hề dễ dàng một chút nào. Đừng căng thẳng quá, bố mẹ chỉ cần nắm được bí quyết là có thể vượt qua cuộc chiến giờ đi ngủ và dỗ con vào giấc mộng dễ dàng.

Nỗi lo lắng mang tên cuộc chiến giờ đi ngủ

Làm cách nào để bé có giấc ngủ ngon và đúng giờ có thể xem là chủ đề số một trong tâm trí của mỗi bậc cha mẹ, đặc biệt là những đôi vợ chồng trẻ. Vì nhiều lý do, ở nhiều độ tuổi khác nhau, bé lại không chịu say giấc nồng ở thời điểm bố mẹ mong muốn. Điều này khiến phụ huynh như rơi vào một cuộc chiến giờ đi ngủ thật sự. Bởi vì đơn giản là bé chịu đi ngủ thì bố mẹ mới được ngủ theo.

"Thật khó để làm tròn vai trò bố mẹ nếu bạn không ngủ đủ giấc", Annika Brindley, một chuyên gia tư vấn giấc ngủ có trụ sở tại Washington D.C, Mỹ và là một người mẹ ba con chia sẻ sự đồng cảm. Với kinh nghiệm nuôi dạy ba đứa bé ở các độ đuổi khác nhau, Annika đã bật mí những bí quyết vượt qua cuộc chiến giờ đi ngủ, có thể giúp các bậc phụ huynh dỗ bé ngủ đúng giờ.

Để con ngủ ngon giấc suốt đêm là ước mơ của hàng triệu phụ huynh

Để bé sơ sinh ngủ ngon (giai đoạn từ mới sinh đến 18 tháng)

Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ từ 12 đến 13 giờ mỗi ngày, dần dần giảm xuống còn khoảng 11 đến 12 giờ sau 6 tháng. Mỗi bé sẽ có số giờ ngủ khác nhau, nhưng cơ bản ở giai đoạn này, trẻ dành nhiều thời gian để ngủ. Vì thế, đây cũng là giai đoạn quan trọng để bố mẹ tập lên lịch trình giúp bé có thể điều chỉnh giờ theo ý muốn mà vẫn ngủ sâu và ngon.

Cuộc chiến giờ đi ngủ điển hình số 1: Bé không ngủ suốt đêm

Giải pháp: Trước hết, bố mẹ hãy chấp nhận trên thực tế, bé chỉ có thể ngủ ngon suốt đêm không thức giấc từ 5 đến 6 giờ thôi. Bên cạnh đó, để bé đi vào “nếp” này cần ít nhất 3 đến 4 tháng với điều kiện bố mẹ cũng phải tập cứng rắn.

Chuyên gia khuyên bố mẹ nên cứng rắn tập thói quen ngủ cho bé sơ sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để hình thành thói quen ngủ ngoan, bé phải tự nằm trong nôi lúc còn thức và tự đưa mình vào giấc ngủ. Giai đoạn cực kỳ khó khăn này sẽ trải qua suốt 1 tuần lễ. Nhưng sau đó, bé đã học được cách tự làm dịu mình xuống và quay trở lại giấc ngủ khi thức giấc giữa đêm mà không cần bố mẹ phải vỗ về.

Nếu bạn đã cho bé ăn no, khô ráo sạch sẽ và bé cũng không ốm, thì khi nghe những âm thanh quấy khóc, hãy cố găng lơ đi. Đừng vội vàng lao ngay đến chiếc nôi hay ôm con vào lòng dỗ dành. Tất nhiên, bố mẹ nào cũng không chịu nổi khi nghe con khóc. Nhưng bằng cách này, bạn đang vô tình thiết lập những thói quen không tốt sẽ khiến cả nhà mất ngủ theo trong trong tương lai. Thời gian đầu, bố mẹ có thể vỗ về nhẹ nhàng để trấn an bé là bạn vẫn ở đó và từ từ rời xa hơn 1 chút mỗi ngày.

Chuyên gia Annika Brindley cũng “cảnh báo” bố mẹ trẻ nên hạn chế ôm ấp bé khi ngủ, bởi có thể làm bé quen với sự ấm áp dễ chịu và trở nên khó ngủ hay khóc quấy nếu mất đi sự vỗ về này.

Cuộc chiến giờ đi ngủ điển hình số 2: Bé không chịu ngủ

Giải pháp: Nếu bé không thể ngủ vào ban đêm, rất có thể là do bé không ngủ đủ giấc vào ban ngày. Nghe thật nghịch lý đúng không?

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng nếu bé bỏ qua một giấc ngủ ngắn và có một ngày chơi trọn vẹn, bé sẽ ngủ cả đêm, để bố mẹ cũng được ngủ thật ngon theo. Nhưng chuyên gia đã chỉ ra rằng ngược lại. Tuy kỳ lạ nhưng có một sự thật là bé càng ngủ ngon vào ban ngày thì càng dễ rơi vào giấc ngủ buổi tối.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều này có nghĩa là để giờ đi ngủ diễn ra suôn sẻ, hầu hết các bé cần có thói quen ngủ trưa đều đặn. Thói quen này có thể được tập nếu bạn cố gắng cho bé ngủ lại sau khi chơi đùa khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng cho giấc sáng và trưa. Song song đó, tốt nhất là đừng để bé thức muộn vào buổi tối.

Nghiên cứu cho thấy bé ngủ đủ giấc ban ngày dễ ngủ vào đêm hơn

Thiết lập giờ đi ngủ cho trẻ mới biết đi (18 tháng đến 2 tuổi rưỡi)

Bất kỳ đứa trẻ mới biết đi nào cũng cố gắng hết sức để tránh việc đi ngủ. Cảm giác độc lập, tự khám phá về thế giới xung quanh sẽ khiến bé tò mò và hào hứng đến mức chẳng muốn nằm xuống ngủ chút nào.

Cuộc chiến giờ đi ngủ điển hình số 3: Bé không chịu nằm yên trên giường

Giải pháp: Đây là những năm mà trẻ em thường chuyển từ nôi sang giường. Nhưng, về mặt phát triển một số bé chưa sẵn sàng lên giường ngủ cho đến sinh nhật lần thứ ba. Nhiều bé khi đã ngủ ngon lành trong một nôi thường dễ bị ngã hay rơi khỏi giường khi không có thanh chắn.

Và, ở độ tuổi này nếu không có gì cản trở xung quanh, bé sẽ sẵn sàng rời khỏi giường để tiếp tục hành trình khám giá thế giới đến mức quên phải ngủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ ở độ tuổi khám phá thường từ chối việc phải đi ngủ

Vậy làm thế nào để bạn giữ một đứa trẻ mới biết đi ở yên trên giường và làm quen? Câu trả lời có thể phụ thuộc vào những gì bé làm ngay trên giường.

Nếu bé cố gắng rời khỏi phòng, bạn sẽ cần bình tĩnh hộ tống bé trở lại, càng ít chú ý càng tốt. (Bất kỳ sự phấn khích nào cũng sẽ khiến bé háo hức tiếp tục đi ra đi vào). Còn khi bé chịu ở trong phòng, hãy lấy sách và đồ chơi ra, kéo rèm, mở nhạc êm dịu. Tập thói quen tự chơi đùa yên tĩnh trên giường trước giờ ngủ sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ sau đó.

Thời khoá biểu giờ đi ngủ cho trẻ mẫu giáo (3 đến 5 tuổi)

Độ tuổi này bé đã có nhận thức nhiều hơn, thông minh hơn, nhưng cũng khó để uốn nắn hơn và biết cách thương lượng để không phải đi ngủ sớm.

Cuộc chiến giờ đi ngủ điển hình số 4: Kỳ kèo thêm thời gian thức

Giải pháp: Hãy lên một “thời gian biểu” đi ngủ một cách gọn gàng, rõ ràng, chính xác và thực hiện đều đặn mỗi tối để bé biết những gì sẽ diễn ra tiếp theo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đọc sách trước khi ngủ là hoạt động được khuyến khích để dỗ bé ngủ ngon

Chuyên gia gợi ý các mẹ nên dành 30 đến 40 phút tổ chức các hoạt động trước khi ngủ, chặt chẽ không thay đổi từ đêm này sang đêm khác. Đồng thời cho bé quyền lựa chọn các hoạt động này, như con muốn đọc sách trước khi ngủ hay nghe kể chuyện? Con muốn đọc sách nào? Đặt hẹn giờ và kết thúc hoạt động này năm phút trước giờ ngủ rồi chúc bé ngủ ngon.

Hãy kiên định và bạn sẽ ngạc nhiên về cách bé tuân thủ theo thời gian biểu này.

Mọi thứ có vẻ khó khăn hơn khi bạn không ngủ đủ giấc, đặc biệt khi có con nhỏ hay lần đầu làm bố mẹ. Hãy thử những lời khuyên trên của chuyên gia và cả gia đình sẽ vượt qua được cuộc chiến giờ đi ngủ. Hi vọng tất cả phụ huynh đều có những giấc ngủ ngon trọn vẹn, để đủ năng lượng để chinh phục những thử thách làm bố mẹ lớn tiếp theo.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hienpham