Trẻ bị cúm có thể chảy nước mũi và ho nhiều. Một số bé có hiện tượng ho nhưng không thể ho nổi do đờm đặc quánh mắc lại bên trong khí quản. Lúc này cha mẹ có thể giúp con bằng cách thực hiện vỗ rung long đờm.
Vỗ rung long đờm – Cha mẹ hoàn toàn có thể thực hiện cho con ngay tại nhà
Ho là hiện tượng xảy ra do các vật thể lạ tồn tại trong khí quản. Khi đó cơ thể sẽ cố gắng đẩy chúng ra bằng cách ho. Với trẻ nhỏ, bé chưa có khả năng tự khạc đờm. Lúc này vỗ rung cùng với việc đặt bé ở vị trí giúp tiêu đờm, ho đúng cách sẽ giúp đờm ra ngoài được dễ dàng hơn. Trong trường hợp trẻ có quá nhiều đờm, có thể sử dụng máy hút đờm để tăng thêm hiệu quả.
Vỗ rung long đờm cho trẻ là gì?
Đây là cách dùng lực rung được hình thành do khí tác động vào thành ngực khi được gõ. Giúp cho đờm đẩy ra ngoài khí quản. Các bước vỗ rung long đờm gồm:
- Thông thường phải sử dụng một tấm vải mỏng đặt lên vị trí sẽ vỗ rung.
- Người thực hiện cần khum bàn tay để tạo thành khoảng trống, khép các ngón tay vỗ vào ngực, lưng bằng cách lắc nhẹ cổ tay,
- Cần vỗ nhịp nhàng, di chuyển tay trên thành ngực và sau lưng với nhịp và lực đều nhau.
- Vỗ 3 lần trên một giây tại khu vực cần vỗ rung long đờm.
Tư thế vỗ rung long đờm cho bé
Khi vỗ rung long đờm, cần đặt trẻ ở tư thế phù hợp. Có thể cho trẻ nằm nghiêng hoặc đứng thẳng cúi đầu về phía trước hoặc mẹ bế vác bé lên khi vỗ. Mỗi một tư thế sẽ thực hiện vỗ từ 3-5 phút. Tổng của các tư thế vỗ rung không được quá 30 phút.
Sau khi vỗ rung xong thì nên để trẻ ngồi hoặc đứng để bé có thể ho được dễ dàng hơn. Lưu ý nên thực hiện vỗ rung long đờm trước khi ăn hoặc sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ để tránh bé bị sặc.
Khi nào thì bé cần được vỗ rung ?
Trẻ ho và có nhiều đờm. Tiếng thở khò khè và nặng.
- Đờm mắc lại nhiều trong khí quản khi trẻ bị viêm phổi.
- Trẻ bị viêm phế quản hoặc viêm đường hô hấp mãn tính và xuất hiện tình trạng đờm
- Sau phẫu thuật trẻ có vấn đề về đờm.
- Một số trẻ có vấn đề về hệ thần kinh, nhược cơ. Trẻ có đờm và không có khả năng khạc ra được.
Vỗ rung có thể thực hiện thường xuyên được không?
Phần lớn đờm sẽ được tích tụ tại khí quản trong một đêm. Do đó buổi sáng thức dậy trẻ thường ho nhiều. Vỗ rung long đờm nên được thực hiện cho trẻ vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Có thể thực hiện thêm vào buổi chiều trước bữa ăn của trẻ. Nếu áp dụng đúng cách, vỗ rung sẽ giúp trẻ giảm lượng đờm trong họng. Nhờ đó con sẽ ít ho dần và ngủ được sâu giấc hơn.
Theo The Asianparent Thái Lan
Bài viết liên quan:
- Vi rút hợp bào hô hấp RSV, mẹ cần đặc biệt phòng tránh cho bé dưới 2 tuổi khi thời tiết đang giao mùa vào thu
- Mẹ Singapore chia sẻ Bài thuốc dân gian giúp bé bị ho nhiều đờm khỏi ngay trong vòng 2 ngày
- Trẻ sơ sinh bị ho có nguy hiểm không? Mẹ phải làm gì khi bé bị ho?