Vợ chồng ngủ riêng: "Thượng sách" cho cặp đôi hay điểm chấm hết của hôn nhân?

Vậy nguyên nhân gì khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ mới cưới cũng ngủ riêng? Một trong những lý do chấm dứt việc vợ chồng ngủ chung giường là giờ giấc sinh hoạt/làm việc trái nhau. Vì đặc thù công việc mà một trong hai sẽ về nhà hoặc làm việc muộn tới khuya. Vì vậy, cách duy nhất là 2 vợ chồng phải ngủ riêng để không ảnh hưởng tới giấc ngủ vào ban đêm của người còn lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vợ chồng ngủ riêng thường chỉ xảy ra ở cặp đôi trên 40-50 tuổi. Thế nhưng, nhiều người không khỏi bất ngờ khi biết có nhiều đôi vợ chồng trẻ cũng ngủ riêng. Cá biệt hơn, có những cặp đôi đã ngủ riêng 4/5 năm kết hôn nhưng vẫn duy trì cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Vậy sự thật đằng sau là gì và vợ chồng có nên ngủ chung không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân vợ chồng ngủ riêng sau khi cưới
  • Lợi ích khi ngủ riêng
  • Không ngủ chung có ảnh hưởng gì không?

Nguyên nhân nhiều cặp vợ chồng ngủ riêng sau khi cưới

Phần lớn những cặp vợ chồng chỉ bắt đầu ngủ riêng khi đã bước vào độ tuổi trung niên từ 50 trở lên. Khi đó, ham muốn chăn gối của cả 2 không còn nhiều và việc đi vào giấc ngủ cũng khó khăn hơn vì sức khỏe suy giảm. Lúc này, ngủ riêng như một cứu cánh cho cặp đôi. Lý do vì không phải ai cũng chịu được tiếng ngáy hay thói hay trở mình của bên kia.

Vậy nguyên nhân gì khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ mới cưới cũng ngủ riêng? Một trong những lý do chấm dứt việc vợ chồng ngủ chung giường là giờ giấc sinh hoạt/làm việc trái nhau. Vì đặc thù công việc mà một trong hai sẽ về nhà hoặc làm việc muộn tới khuya. Vì vậy, cách duy nhất là 2 vợ chồng phải ngủ riêng để không ảnh hưởng tới giấc ngủ vào ban đêm của người còn lại.

Nên ngủ riêng hay ngủ chung sau khi cưới? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Một lý do khác xuất phát từ thói quen ngủ của mỗi người. Bên cạnh những người dễ ngủ, ngả lưng ở đâu là ngủ ở đấy thì cũng có những người cực kỳ khó đi vào giấc ngủ sâu. Những người này có thể rất nhạy cảm với âm thanh (Tiếng ngáy, tiếng quạt), sợ lạnh (Ghét bật điều hòa) hay dễ tỉnh giấc khi đối phương trở mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Làm sao để chàng sợ mất bạn ngay cả khi đã là vợ chồng

Lợi ích bất ngờ khi vợ chồng không ngủ chung

Rất nhiều cặp vợ chồng than phiền về việc mình không thể có giấc ngủ ngon từ khi kết hôn. Nguyên nhân vì một trong hai người quá khó ngủ và thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm vì tiếng ngáy hay tiếng cựa mình của người kia. Thời gian đầu, có nhiều người “đối phó” bằng cách lẻn ra sofa ngủ lúc nửa đêm. Điều này không hay ho lắm vì khi đối phương tỉnh giấc vào buổi sáng sẽ phát hiện và thấy khó chịu. Có nhiều bà vợ còn nghi ngờ chồng mình có người khác nên mới không thiết tha ngủ cùng mình.

Nhiều cặp đôi sau một thời gian ngủ riêng thì đã giảm hẳn việc cãi cọ, ngủ được tròn giấc vào ban đêm. Sáng dậy họ cũng tỉnh táo và làm việc năng suất hơn. Thỉnh thoảng, khi có nhu cầu gần gũi chuyện “chăn gối” hay nằm ôm ấp, tâm sự với nhau thì các cặp đôi này cũng ngủ chung giường với nhau. Sau đó, họ vẫn có thể ai về phòng nấy nếu thấy cần.

Nghe có vẻ lạ kỳ nhưng có đến 31% các cặp vợ chồng người Mỹ muốn ngủ riêng và gần 1/4 cặp vợ chồng Mỹ ngủ khác giường hoặc khác phòng. Cặp vợ chồng người nổi tiếng cũng ngủ riêng là George Clooney và Amal Clooney.

Nhiều người quan niệm, yêu nhau không nhất thiết lúc nào cũng phải ngủ chung giường. Thậm chí, ngủ riêng còn tạo ra một chút khoảng cách và sự bí mật để 2 vợ chồng không chán nhau sau thời gian kết hôn quá dài. Ngủ riêng cũng được coi như cách hâm nóng lại tình yêu cho các cặp đôi đã ở giai đoạn bế tắc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thói quen đi ngủ của mỗi người là khác nhau (Nguồn ảnh: istockphoto)

Nhiều người còn cho rằng, việc ngủ riêng là rất có lợi, nhất là với những cặp vợ chồng có thói quen ngủ trái ngược nhau. 1 người có thói quen ngủ sớm trong khi người kia ngủ muộn. Có người cần âm thanh dịu êm để chìm vào giấc ngủ trong khi người còn lại thích sự im lặng… Dành cả đêm ngủ chung với người bạn đời có thể ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày, sự hài lòng trong hôn nhân cũng như sức khỏe tâm lý và thể chất cũng giảm sút. Ngủ khác phòng đồng nghĩa cả 2 sẽ có 1 nơi riêng tư để thư giãn sau 1 ngày mệt mỏi.

Bạn có thể chưa biết:

Bí mật hôn nhân: Vợ chồng cãi nhau ai nên làm lành trước?

Vậy vợ chồng không ngủ chung có ảnh hưởng gì không?

Dù có nhiều lợi ích nhưng vợ chồng chọn ngủ riêng vẫn có nhiều rủi ro và nguy cơ. Đầu tiên phải kể đến là giảm sự thân mật, kết nối của 2 người. Với nhiều cặp vợ chồng bận rộn, buổi tối là thời gian duy nhất trong ngày để 2 người tâm sự và chuyện trò với nhau. Nếu ngủ riêng nữa thì vợ chồng chẳng khác gì 2 người dưng sống cùng một nhà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đôi khi, có trường hợp chỉ một trong 2 muốn ngủ riêng sẽ gây ức chế và tổn thương cho người còn lại. Nếu cả 2 không giải quyết cùng nhau thì cuộc hôn nhân rất dễ rạn nứt vì mâu thuẫn. Hai bạn có thể bắt đầu thử ngủ riêng vài ngày/tuần để hòa hợp nhu cầu của cả 2 bên.

Mỗi cặp đôi sẽ có những quyết định riêng (Nguồn ảnh: istockphoto)

Tuy vậy, các cặp vợ chồng chọn ngủ riêng rất dễ rơi vào sai lầm lớn nhất là cả 2 không còn mặn mà việc “gần gũi” nhau. Thành thật mà nói là không có cuộc hôn nhân bền chặt và hạnh phúc nào mà lại thiếu đi chuyện chăn gối. Không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, cân bằng hóc môn và việc gần gũi còn tạo ra cảm giác yêu thương, gắn kết giữa 2 người.

Lời khuyên cho các cặp đôi

Khi đã quyết định ngủ riêng thì các cặp vợ chồng cần dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn cho đối phương.  Dù vậy, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Sẽ không có một công thức chung cho mọi gia đình hay lời khuyên bạn có nên hay không ngủ riêng. Cả 2 bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn cách sống mà mình thấy phù hợp nhất. Chúc bạn hạnh phúc!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Theo