Viêm vú là tình trạng thường gặp ở những mẹ cho con bú. Mô vú bị viêm khiến cho bạn bị đau nhức. Nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt cao, buồn nôn, ngất xỉu… Vậy khi gặp tình trạng này, mẹ bỉm sữa cần phải xử lý như thế nào?
Dấu hiệu viêm tuyến vú
Để nhận biết bệnh lý này, các chị em có thể quan sát cơ thể dựa vào những dấu hiệu thường gặp như:
- Viêm tuyến vú có mủ, dịch tiết có thể màu trắng hoặc lẫn với vệt máu
- Trên vú xuất hiện vùng đỏ, sưng tấy, bị nóng và đau khi chạm vào
- Xuất hiện khối u hoặc vùng cứng trên vú
- Khi cho con bú, vú bị đau rát dữ dội
- Xuất hiện các triệu chứng giống cúm như đau nhức người, sốt, ớn lạnh…
- Xảy ra tình trạng áp xe vú. Đây là một biến chứng của viêm vú. Khác với khối u ung thư, áp xe thường mềm và khiến bạn cảm thấy như đang di chuyển dưới da.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm vú
Sữa bị mắc kẹt
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi tuyến sữa bị mắt kẹt trong vú, phần mô vú của phụ nữ sẽ bị viêm, gây khó chịu, đau nhức.
Tắc ống dẫn sữa
Sau khi cho bé bú, nếu vú không hoàn toàn trống rỗng thì có thể ống dẫn sữa đã bị tắc. Tình trạng tắc nghẽn này làm cho sữa chảy ngược dòng. Từ đó, nó dẫn đến nhiêm trùng vú.
Vú bị vi khuẩn xâm nhập
Những loại vi khuẩn từ bề mặt da hoặc miệng của em bé có thể xâm nhập thông qua các vết nứt trên núm vú. Sữa ứ đọng trong vú là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sản và phát triển.
Bị ứ sữa trong vú
Việc tích trữ sữa hay còn gọi là ứ sữa cũng là nguyên nhân gây nên viêm vú khi cho con bú. Những lý do dẫn đến ứ sữa thường gặp là:
- Bé bú sai thế hoặc sai cách
- Thói quen mút tay của em bé
- Thiếu dinh dưỡng hoặc chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Viêm vú mãn tính
Đây là một dạng ung thư hiếm gặp, gọi là ung thư biểu mô viêm. Bệnh lý này xuất hiện ở những phụ nữ không cho con bú. Ở những phụ nữ mãn kinh, tình trạng vú nhiễm trùng có thể là do viêm mãn tính của các ống dẫn dưới núm vú.
Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố làm cho ống dẫn sữa bị tắc nghẽn. Mặc dù điều trị bằng kháng sinh nhưng nhiễm trùng vẫn có xu hướng tái phát.
Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm vú cao?
Viêm vú khi cho con bú là một tình trạng phổ biến. Nó thường xuất hiện từ 1 – 3 tháng sau khi sinh con. Đối với đối tượng không phải mẹ bỉm sữa, hiện tượng viêm tuyến vú có mủ khá hiếm gặp.
Song nói như vậy không có nghĩ là không có. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, bệnh mãn tính hoặc nhiễm HIV/AIDS khiến hệ miễn dịch suy giảm có khả năng mắc bệnh cao.
Bị viêm tuyến vú có thể tiếp tục cho con bú không?
Tình trạng viêm tuyến vú sẽ khiến việc cho con bú khó khăn hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cho bé bú như bình thường. Theo ý kiến của chuyên gia, bên cạnh sử dụng thuốc, việc cho con bú cũng như vắt sữa đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị.
Khi cho con bú, mẹ có thể lấy hết sữa ra. Lượng sữa này vẫn an toàn cho trẻ. Dịch tiêu hóa trong cơ thể của bé có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Trước khi cho bé bú, mẹ có thể làm sạch vùng ngực bằng cách lau với vải thấm nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhẹ nhàng mát-xa bên vú bị viêm để cải thiện tình hình.
Cách phòng ngừa bệnh viêm vú khi cho con bú hiệu quả
Các chị em có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng việc áp dụng các mẹo sau:
- Giải phóng 100% lượng sữa trong vú khi cho em bé bú
- Cho bé bú hoàn toàn ở một bênh vú trước chuyển bên
- Thay đổi vị trí để cho con bú trong những lần khác nhau
- Đảm bảo rằng em bé ngậm ti mẹ đúng cách
- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học
Tuyến vú bị viêm là một bệnh lý tồn tại nhiều nguy cơ mà mẹ không nên lơ là. Khi phát hiện vú có dấu hiệu lạ, bạn hãy lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Việc điều trị sớm và kịp thời sẽ giúp mẹ nhanh chóng cải thiện tình hình cũng như không làm ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.
Xem thêm:
- Cho con bú đúng cách, không phải mẹ nào cũng biết!
- Cách bệnh lý về vú thường gặp mà chị em không nên xem thường!
- Ung thư vú ở phụ nữ – Những dấu hiệu chị em nhất định phải để ý
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!