Chấm dứt nỗi ám ảnh "viêm da cơ địa" cho trẻ ngay nhờ những bí quyết sau đây!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm da cơ địa là chứng viêm da, ngứa mãn tính thường gặp ở trẻ em và cả người lớn. Bệnh lý này bộc phát triệu chứng theo từng đợt, sau đó sẽ thuyên giảm và lặp lại. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây mệt mỏi, khó chịu đối với người bệnh. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ mắc phải do làn da còn mỏng manh và cơ thể không thích ứng được với thời tiết,... Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ từ Cef Tuyết Phạm về cách khắc phục tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em nhé!

  • Viêm da cơ địa - Nỗi ám ảnh khởi phát từ đâu?
  • Các cách khắc phục tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa - Nỗi ám ảnh khởi phát từ đâu? 

Dù đã gần 5 năm trôi qua nhưng chị Tuyết Phạm – Á quân Vua đầu bếp Việt Nam mùa 3 vẫn không quên nỗi ám ảnh khi chăm con bị viêm da cơ địa. Lần đầu làm mẹ, lại chưa có kiến thức về căn bệnh “quái đản” này, chị Tuyết Phạm phải vừa nghiên cứu tài liệu vừa kết hợp hướng dẫn của bác sĩ để tìm ra phương pháp trị bệnh cho con mình.

Viêm da cơ địa ở trẻ em chủ yếu được gây ra do dị ứng và di truyền. Trong đó, các yếu tố như hóa chất, khói bụi, ô nhiễm có thể làm tăng tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em. Khi bệnh bộc phát, vùng da trên mặt, đầu, tay, chân hoặc cả cơ thể thường khô, đỏ, gây ngứa,... khiến trẻ bứt rứt, khó chịu và hay gãi. Sau đó bệnh sẽ thuyên giảm và tái phát trở lại, đặc biệt là vào thời tiết giao mùa.

“Không có căn bệnh nào dai dẳng, phiền phức và khó chữa như viêm da cơ địa. Ngứa, ngứa và ngứa, da bị nổi đỏ, gãi, viêm nhiễm, đau rát khiến bé quấy khóc như một vòng luẩn quẩn. Nếu mất bình tĩnh, mẹ có thể bị trầm cảm luôn", chị Tuyết chia sẻ khi nhớ lại.

Tình trạng da của bé Abby khi bệnh viêm da cơ địa bộc phát

Lần đầu chạm mặt viêm da cơ địa là khi chị và con gái Abby sang Úc để thăm ông bà nội. “Thời tiết khô và lạnh khiến Abby bắt đầu nổi những hạt mụn nhỏ. Ban đầu thì ít thôi nhưng sau đó con ngứa ngáy nên gãi thì bắt đầu lan rộng ra. Bệnh tiến triển nhanh và nặng nên chị Tuyết quyết định bế con đi gặp bác sĩ ở Úc".

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Bệnh này ở nước ngoài bị nhiều lắm vì thời tiết khô và lạnh nên da dễ thiếu ẩm. Chỉ cần da khô là phát bệnh liền. Vì vậy, kinh nghiệm của tôi sau khi chữa bệnh cho con là phòng ngừa, hạn chế để da khô sẽ dẫn đến viêm", Chị Tuyết chia sẻ thêm.

Bài viết liên quan:

Bé bị viêm da dị ứng thời tiết - Cách phòng ngừa và điều trị

Bác sĩ tư vấn cách điều trị viêm da dị ứng thời tiết giúp hết ngứa ngáy, sưng đỏ khó chịu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các cách khắc phục tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em

Dưỡng ẩm, dưỡng ẩm và dưỡng ẩm

Chia sẻ về cách khắc phục tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em, chị Tuyết Phạm cho biết việc dưỡng ẩm là cách duy nhất đề phòng bệnh và phục hồi da của con nhanh chóng.

Nếu da khô hoặc không đủ độ ẩm, bệnh sẽ lập tức quay trở lại. Vì vậy, trong thời gian con bị bệnh các mẹ phải dưỡng ẩm liên tục, thậm chí con hết bệnh cha mẹ phải duy trì độ ẩm cho làn da của bé. Abby bây giờ đã 5 tuổi nhưng mẹ thoa kem dưỡng hằng ngày cho con, đặc biệt là sau khi tắm xong.

Thoa thuốc chứa kháng sinh khi con bị bệnh

Khi các vết mẩn đỏ đã bị vỡ nước hoặc tình trạng tệ đi, các mẹ nhất định phải đưa bé đến gặp bác sĩ để có thuốc mang về thoa. Dù các loại thuốc kháng viêm rất hiệu quả khi bôi trên da của con, phụ huynh không nên lạm dụng vì dễ gây teo da.

Bài viết liên quan:

Thắc mắc về cách cho trẻ uống thuốc kháng sinh mà không làm “hại con”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sử dụng thuốc chống ngứa, chống dị ứng

Đây là loại thuốc được bác sĩ kê đơn để giảm ngứa ngáy và khó chịu cho bé. Khi cảm thấy dễ chịu, con sẽ bớt cào, gãi và tránh làm nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, các mẹ nên cắt móng tay cho bé thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Chú ý các loại thực phẩm khiến con bị dị ứng

Thông thường, trẻ em sẽ bị dị ứng với một số loại thực phẩm như: đạm bò, lòng trắng trứng, đậu phộng,... Ngày xưa, mỗi lần ăn cà chua Abby sẽ bị nổi đỏ quanh miệng. Lúc này mẹ ngưng cho ăn để con ổn định nhưng không nên bỏ hẳn. Sau một thời gian, Tuyết cho ăn thêm một chút cà chua để cho thể con tự kích hoạt cơ chế thích nghi. Qua một quá trình kiên trì, bây giờ Abby đã hết dị ứng cà chua.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì vậy, lời khuyên của chuyên gia Tuyết Phạm dành cho các mẹ có con đang ăn dặm là chỉ cho con ăn mỗi loại từng chút một, không trộn lẫn để có thể biết con bị dị ứng cái gì mà ngưng.

Bé đã khỏi hẳn bệnh nhờ cách điều trị kịp thời của chị Tuyết Phạm

Tạm kết

Dù cùng một mẹ sinh ra nhưng có đứa thế này có đứa thế kia. Vì vậy, nếu con bị bệnh thì các mẹ cũng không nên hoang mang mà bình tĩnh tìm cách xử trí cho con. Chỉ cần kiên trì và dưỡng ẩm đúng cách, bệnh viêm da cơ địa sẽ đỡ theo thời gian.

Hy vọng thông tin chia sẻ từ bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức bổ ích về căn bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Đồng thời biết được cách điều trị và xoa dịu sự khó chịu cho con nếu bệnh bộc phát.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Le