Vị trí thai nhi trong bụng mẹ và các ảnh hưởng đến việc sinh bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc nắm được tư thế nằm của thai nhi rất quan trọng bởi điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi. Đặc biệt là khi mẹ bầu gần đến ngày sinh nở. Nhưng mẹ bầu có nắm rõ là bao nhiêu vị trí thai nhi trong bụng mẹ?

Các vị trí thai nhi trong bụng mẹ

Thực tế vị trí thai nhi trong bụng mẹ không hoàn toàn giống nhau. Hiểu rõ những vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ sẽ cho mẹ biết, em bé có thuận lợi khi sinh nở hay không.

Vị trí trước

Đây là vị trí được đánh giá là tốt nhất của thai nhi trong bụng mẹ. Ở vị trí này, đầu của thai nhi nằm trong xương chậu, đối diện với lưng của mẹ. Lưng của thai nhi sẽ đối diện với bụng của mẹ.

Ở vị trí trước, đỉnh đầu của thai nhi ép xuống cổ tử cung. Điều này sẽ thúc đẩy tử cung mở ra trong quá trình chuyển dạ. Thai nhi nằm ở vị trí trước có thể hơi lệch về bên trái hoặc hơi lệch về bên phải. Khi thai nhi nằm ở vị trí này, phần lớn người mẹ sẽ bước vào giai đoạn chuyển dạ dễ dàng.

Thai nhi nằm ở vị trí trước được xem là tốt nhất

Vị trí sau

Vị trí sau cũng được gọi là vị trí back-to-back. Đây là nơi đầu của thai nhi hướng xuống và lưng của thai nhi tựa vào lưng của mẹ. Ở vị trí này, đầu của thai nhi khó đi qua phần nhỏ nhất của xương chậu. Điều này có thể dẫn đến chuyển dạ chậm hơn và lâu hơn so với vị trí trước. Đặc biệt, với vị trí này, thai nhi có thể khiến mẹ bầu thường xuyên bị đau lưng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mặt sau của cơ thể thai nhi nặng hơn mặt trước. Vì vậy, mẹ bầu thường được hướng dẫn cách nằm nghiêng về hướng mà mẹ bầu muốn thai nhi di chuyển.

Ở vị trí này, thai nhi có thể khiến mẹ bầu thường xuyên bị đau lưng.

Vị trí nằm ngang

Ở vị trí này là nhi nằm ngang trong tử cung. Hầu hết các thai nhi sẽ không giữ vị trí này mãi cho tới chuyển dạ. Tuy nhiên, một số trường hợp thai nhi vẫn giữ vị trí nằm ngang ngay trước khi sinh. Khi đó việc sinh mổ sẽ là cần thiết. Nếu không sinh mổ, mẹ bầu có nguy cơ bị sa dây rốn. Nghĩa ra, thay vì đầu thai nhi “ra” khi sinh thì dây rốn sẽ xuất hiện trước.

Nếu thai nhi ở vị trí nằm ngang, mẹ bầu sẽ phải sinh mổ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vị trí sinh ngược

Ở tư thế này, thay vì đầu thai nhi cúi xuống xương chậu của mẹ thì lại là mông. Có nhiều tư thế khác nhau trong trường hợp này. Tư thế thứ nhất là thai nhi nằm co người, bàn chân nằm ngay trước mặt. Thứ hai là thai nhi ở tư thế ngồi, với hai chân bắt chéo trước mặt. Tư thế thứ ba là chân của thai nhi hạ thấp. Trong tư thế này nếu người mẹ sinh con thì một hoặc cả hai chân sẽ ra trước.

Ở tư thế này, thay vì đầu thai nhi cúi xuống xương chậu của mẹ thì lại là mông

Nguyên nhân của vị trí sinh ngược là do mẹ bầu có quá nhiều hoặc quá ít nước ối. Hoặc có thể là do tử cung của mẹ có hình dạng bất thường. Hoặc người mẹ đang mang song thai, đa thai. Nếu người mẹ mang song thai, một thai nhi có thể ở tư thế trước hoặc sau. Trong khi thai nhi còn lại ở tư thế mông.

Làm thế nào để biết vị trí của thai nhi?

Cách tốt nhất là các mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí của thai nhi. Đặc biệt là trong tuần thứ 35-36, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo thai nhi đã quay đầu. Nếu không chắc chắn việc thai nhi có quay đầu hay chưa, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu cũng có thể đoán vị trí của thai nhi. Khi thai nhi ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm sau, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu. Cụ thể, mẹ bầu có thể nhận dạng vị trí thai nhi qua những cú đá vào giữa bụng. Hoặc một số mẹ bầu nhận thấy các vết lõm quanh rốn của họ. Còn khi thai nhi ở vị trí trước, mẹ bầu sẽ cảm thấy nhiều cú đá dưới xương sườn.

Thay lời kết

Nắm được vị trí của thai nhi trong bụng mẹ là điều rất cần thiết. Bởi lẽ nó sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh nở được an toàn. Ngoài ra điều này cũng giúp mẹ phát hiện các vị trí thai nhi bất lợi.

Bơi lội, đi bộ và ngồi trên bóng nhún giúp mẹ cải thiện vị trí của thai nhi (nếu thai nhi không ở vị trí trước). Tuy nhiên, mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám để nắm rõ vị trí thai nhi. Ngoài ra khi khám mẹ cũng sẽ nhận những lời khuyên hữu ích hơn từ bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng