Vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau? Chăm sóc đúng cách để vết mổ nhanh lành

Vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau? Chăm sóc đúng cách để vết mổ nhanh lành

Sinh mổ là phương pháp sinh phổ biến hiện nay, góp phần giúp mẹ vượt cạn thành công, đảm bảo an toàn cho em bé. Mặc dù ca phẫu thuật có thể diễn ra rất nhanh nhưng thời gian để mẹ hồi phục sau sinh lại rất lâu. Vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau?

Vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau? Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vết mổ, cơ địa mỗi người và cách chăm sóc sức khỏe sau sinh. Để tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề trên, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết:

  • Sinh mổ bao lâu thì hết đau?
  • Cách giảm đau an toàn và hiệu quả
  • Lưu ý giúp vết mổ nhanh lành
  • Khi nào mẹ nên khám bác sĩ?

Vết mổ đẻ sau sinh bao lâu thì hết đau?

Mổ đẻ giúp bác sĩ lấy em bé qua đường bụng nhờ đường rạch qua 3 lớp: da, cơ (thịt mỡ) và thành tử cung. Phần da bên ngoài của mẹ sẽ lành đầu tiên, tiếp đó lành đến phần cơ và thành tử cung. Thành tử cung phải mất từ 2 – 3 năm mới lành hẳn. Đó là lý do mà bác sĩ khuyên người mẹ nên để vài năm mới được mang thai tiếp.

  • Trung bình, sau khoảng 7 ngày vết thương mổ đẻ khô dần, gồ lên thành một đường theo vết khâu.
  • Mổ đẻ bao lâu thì hết đau? Sau 2 đến 3 tuần, vết mổ tạo thành sẹo, khi chạm vào và xoay mẹ sẽ cảm thấy vẫn còn đau.
  • Mất khoảng 3 tháng vết mổ đẻ mới được coi là lành hẳn. Lúc này, mẹ sẽ không còn đau và ngứa ở vết thương, mẹ cũng không cần lo việc bục vết thương nữa.
  • Tuy nhiên, có một vài trường hợp vết mổ đau kéo dài tận 6 tháng hoặc có thể lên tới 1,5 năm.
vet-mo-sau-sinh-bao-lau-thi-het-dau

Vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau? (Nguồn ảnh: vinmec)

Bạn có thể chưa biết:

Sau sinh 2 năm bỗng bị đau vết mổ, có thể mẹ đã bị lạc nội mạc tử cung!

Mẹ nên áp dụng phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả nhất

Để mẹ sau sinh mổ giảm phần nào cảm giác đau đớn tại vết mổ, mẹ nên áp dụng một số cách chăm sóc sau đây:

  • Dùng nước ấm để vệ sinh, sau đó mẹ dùng khăn bông mềm chấm nhẹ lại cho khô vết thương
  • Mẹ nên tích cực ăn rau xanh để tránh táo bón, bảo vệ vết khâu chưa lành tốt nhất
  • Việc mặc quần áo rộng cũng sẽ hạn chế tối đa việc cọ xát vào vết thương hiệu quả
  • Đi lại nhẹ nhàng từng bước là cách an toàn giúp đẩy máu tụ trong thành tử cung ra ngoài, đồng thời giúp mẹ giảm sưng và mau lành vết khâu.
  • Thay băng vệ sinh từ 3 – 4 giờ/lần khi còn sản dịch và trong những ngày có kinh nguyệt để đảm bảo sạch sẽ vùng kín.

Một vài lưu ý dành cho mẹ sau sinh giúp vết mổ hết đau, nhanh lành

Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng khuyên mẹ:

  • Trong tuần lễ đầu sau sinh: Từ ngày thứ 3, có thể mở băng và để vết mổ khô tự nhiên. Khi tắm mẹ chỉ nên lau người bằng khăn bông mềm nhúng nước ấm và không chạm vào vết mổ. Nếu quá đau, mẹ cần thông báo cho bác sĩ để được dùng thuốc giảm đau phù hợp
  • Tuần thứ 2 sau mổ: Mẹ sẽ được chỉ định cắt chỉ. Nếu vết mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ. Lúc này mẹ có thể tắm bằng nước ấm nhưng không tắm quá lâu, không ngâm mình trong bồn tắm, giữ vết mổ thông thoáng và vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10%.
Vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau? Chăm sóc đúng cách để vết mổ nhanh lành

Chăm sóc đúng cách để vết mổ nhanh lành (Nguồn ảnh: vinmec)

Chế độ ăn uống sau sinh đúng cách

Sản phụ không được phép ăn trong vòng 6 giờ sau mổ. Trong lúc này, dưới tác động của thuốc dùng trong ca phẫu thuật, nhu động ruột của mẹ đang ở mức thấp, đường ruột ứ ra nhiều khi, dạ dày hoạt động yếu. Thức ăn đưa vào sẽ rất khó tiêu hóa, gây đầy hơi, táo bón, khiến cơ thể càng mệt mỏi, lâu hồi phục.

Trong những ngày đầu vừa sinh, các mẹ chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng cho tới khi xì hơi (trung tiện) mới bắt đầu ăn đặc, và nên ăn những đồ mềm, lỏng.

Khi mẹ cảm thấy cơ thể dần phục hồi, hãy chú ý bổ sung thêm các vitamin A, B, C trong bữa ăn hằng ngày. Những khoáng chất và vitamin thiết yếu này đóng vai trò quan trọng để cầm máu, tạo máu và làm lành vết thương nhanh chóng. Mẹ cũng không cần quá quan tâm bao lâu thì vết mổ đẻ hết đau mà hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng để cơ thể hồi phục và có sữa cho bé bú.

Vận động nhẹ nhàng sau sinh mổ

Việc vận động nhẹ nhàng góp phần vào quá trình hồi phục sức khỏe của bà mẹ sau sinh. Chính vì thế, mẹ nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học cùng những bài tập nhẹ nhàng để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.

Vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau? Chăm sóc đúng cách để vết mổ nhanh lành

Vận động nhẹ nhàng và đúng cách tốt cho mẹ sau sinh (Nguồn ảnh: BV Hồng Ngọc)

Cách chăm sóc quyết định việc vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau

Sau khi sinh mổ, mẹ nên giữ gìn cho vết mổ thật cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất khó điều trị hơn. Trong thời gian chăm sóc vết mổ tại nhà, mẹ không nên sờ vào vết mổ, gãi lên vết mổ khi có phản ứng ngứa. Chị em có thể tắm bình thường, sau đó dùng khăn sạch để thấm khô vết mổ.

Hiện nay, phần lớn các ca sinh mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu nên sản phụ không phải quay lại bệnh viện để rút chỉ. Vì vậy, mẹ nên lưu ý thêm những điều sau khi chăm sóc vết mổ tại nhà:

  • Dùng khăn có chất liệu mềm, sạch thấm khô vết mổ sau khi tắm
  • Giữ vết mổ sau sinh khô thoáng. Mẹ có thể sử dụng dung dịch betadine hay povidine 10% để vệ sinh vết mổ
  • Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vết mổ
  • Không nên tắm hoặc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu bởi vết thương có thể bị ướt.

Bạn có thể chưa biết:

Vết mổ đẻ bị đau bên trong: Nguyên nhân và cách ngăn ngừa tình trạng này

Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 6 tuần

Chị em nên kiêng sinh hoạt tình dục ít nhất 6 tuần cho tử cung phục hồi trở lại. Khi quan hệ trở lại, chị em nên chọn tư thế quan hệ nhẹ nhàng mà bản thân có thể chủ động được, tránh những tác động không tốt đến vết mổ.

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Rất nhiều trường hợp vết mổ bị cứng, sờ vào thấy đau tuy nhiên mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đó chỉ là do chỉ khâu chưa tiêu hết. Nếu gặp phải các triệu chứng sau thì mẹ nên gặp bác sĩ ngay:

  • Đau dữ dội ở vị trí mổ
  • Đi tiểu khó, đi tiểu buốt
  • Vết mổ bị sưng, vùng da quanh vết mổ tấy đỏ
  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Vết mổ có dịch và mủ, có mùi hôi, chảy máu

Nhiễm trùng vết mổ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bục vết mổ, nhiễm trùng máu hoặc gây hoại tử bên trong, do đó mẹ không nên chủ quan và cần thăm khám ngay khi có các dấu hiệu trên.

Lời kết

Bài viết trên đây đã trả lời cho mẹ câu hỏi “vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau?”. Ngoài việc áp dụng phương pháp giảm đau an toàn, các mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng và việc vận động phù hợp để rút ngắn thời gian phục hồi sau sinh mổ. Chúc các chị em và bé yêu luôn khỏe mạnh!

Nguồn tham khảo: Chăm sóc vết mổ sau sinh và sau cắt chỉ – Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!