Vết khâu tầng sinh môn bị cứng là do đâu và có gây nguy hiểm gì cho sức khỏe không?

Nhiều mẹ bầu sau sinh lo lắng không biết vết khâu tầng sinh môn bị cứng có ảnh hưởng nguy hiểm gì đến sức khỏe hay không? Cùng theAsianparent tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì để có hướng giải quyết phù hợp nhất mẹ nhé!

Tầng sinh môn là gì và nằm ở vị trí nào?

Tầng sinh môn là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo của phụ nữ, được che khuất bởi phần trên 2 đùi và có chiều dài khoảng 3-5 cm. Đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong hành trình làm mẹ của các chị em phụ nữ:

  • Là cửa giao hợp tiếp nhận tinh trùng vào tử cung
  • Nâng đỡ các cơ quan vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang,…
  • Trong quá trình sinh đẻ, tầng sinh môn sẽ giãn nỡ để giúp trẻ sinh ra một cách an toàn và dễ dàng

Vì sao cần phải khâu tầng sinh môn?

Trong một số trường hợp mẹ bầu gặp khó khăn khi sinh thường do bé quá to hoặc mẹ không biết cách rặn, bác sĩ sẽ thực hiện rạch tầng sinh môn để mở rộng đường ra cho thai nhi, giúp bé được sinh ra một cách an toàn và dễ dàng mà không làm tổn thương nghiêm trọng cho vùng âm đạo. Sau khi sinh xong, bác sĩ sẽ khâu tầng sinh môn mẹ trở lại bình thường.

Ngoài ra, một số chị em còn thực hiện phẫu thuật khâu tầng sinh môn để tái tạo lại niêm mạc giữa da và âm đạo, giúp các chị em thu nhỏ vùng kín vốn đã bị “giãn” theo thời gian để cải thiện quan hệ vợ chồng.

Quy trình rạch và khâu tầng sinh môn

Thủ thuật rạch tầng sinh môn gồm có các công đoạn:

  • Bắt đầu gây tê vùng âm hộ
  • Bác sĩ tiến hành dùng kéo rạch một đường dài 3 – 5cm ở tầng sinh môn, bắt đầu từ mép âm hộ đi thẳng xuống vùng hậu môn
  • Tiến hành sanh em bé như bình thường
  • Khâu lại vết rạch tầng sinh môn bằng chỉ tự tiêu sao cho không có khoảng trống giữa 3 lớp (thành âm đạo, cơ tầng sinh môn và lớp da), không bị so le và chồng các mép lên nhau, đồng thời âm đạo cũng phải được khâu khít để không ảnh hưởng đến việc quan hệ vợ chồng và tránh các biến chướng nguy hiểm sau này

Khi nào mẹ bầu cần phải được rạch tầng sinh môn?

Không phải sản phụ sinh thường nào cũng cần phải rạch tầng sinh môn. Dưới đây là một số trường hợp mà mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định tạch rầng sinh môn:

  • Em bé không đủ oxy
  • Mẹ rặn trong thời gian dài mà vẫn không sinh được bé
  • Bé quá lớn
  • Sinh non
  • Mẹ sinh khó do bé nằm ngôi thai ngược, chân ra trước nhưng vai bé vẫn còn bị mắc lại.
  • Nếu trong quá trình sinh cần dùng đến kẹp đỡ đẻ hay máy hút hỗ trợ thì mẹ bầu cũng sẽ được rạch tầng sinh môn

Với những trường hợp trên, nếu bác sĩ không chỉ định rạch tầng sinh môn mà để mẹ rặn quá sức sẽ có thể khiến tầng sinh môn bị rách. Lúc đó vết thương sẽ xấu, khó khâu hơn và thậm chí có thể gây chảy máu nặng nề.

Vì sao vết khâu tầng sinh môn bị cứng?

Có nhiều lý do khiến chị em cảm thấy vết khâu tầng sinh môn bị cứng, dưới đây là một số nguyên do phổ biến nhất:

  • Do vết khâu còn mới nên bạn thường sẽ cảm thấy căng cứng vùng âm đạo
  • Khi chưa hết thuốc tê, bạn cũng sẽ còn cảm giác tầng sinh môn đang bị cứng lại
  • Bác sĩ khâu bằng loại chỉ dày, kém chất lượng cũng khiến vết khâu bị cứng
  • Vết khâu cứng có thể do bạn đã bị nhiễm khuẩn hậu sản

Vết khâu tầng sinh môn bị cứng có nguy hiểm không?

Nếu vết khâu tầng sinh môn bị cứng là do chưa hết thuốc tê hoặc do phần chỉ bị dày thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Đây là những trường hợp bình thường mà mẹ nào cũng gặp phải khi thực hiện phẫu thuật này. Lúc này bạn chỉ cần chú ý chế độ ăn uống và chăm sóc vết thương thật cẩn thận để vết khâu mau lành là được.

Tuy nhiên, trên thực tế, tự chúng ta không thể biết được nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị cứng là do đâu. Nếu không may chị em gặp phải tình trạng viêm nhiễm hậu sản, bạn có thể dễ mắc các bệnh lý phụ khoa, gây ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ và thậm chí gây nguy hiểm cho chức năng sinh sản sau này của bà bầu.

Vết khâu tầng sinh môn bị cứng phải làm sao?

Vì chúng ta không tự lường trước được mình đang gặp phải nguyên nhân nào khiến vết khâu tầng sinh của mẹ bị cứng. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, tốt nhất mẹ nên nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên hữu ích nhất.

Đặc biệt không nên tự ý sử dụng thuốc bữa bãi để uống hoặc thoa lên vết khâu. Theo các bác sĩ, tự ý dùng thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ sẽ khiến các mẹ phải đối mặt với nhiều bệnh lý và nguy cơ dẫn đến vô sinh, thậm chí có thể là ung thư.

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh tình trạng chị em có vết khâu tầng sinh môn bị cứng. Để an tâm, bạn nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa để kiểm tra xem nguyên nhân là do đâu và có hướng khắc phục kịp thời bạn nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy