Vệ sinh cá nhân kém, búi giun lớn chiếm hết ổ bụng bé 3 tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc giữ vệ sinh cá nhân rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua, nhất là đối với bà con vùng sâu, vùng xa, nơi khó tiếp cận với phương tiện truyền thông.

Nếu như bài học về giữ vệ sinh cá nhân được trẻ em thành phố thuộc lòng thì ở vùng núi, nơi vùng sâu, vùng xa, cụm từ này không quá phổ biến.

Dễ dàng bắt gặp hình ảnh trẻ em dân tộc chân đi đất, tay dính bùn lấm lem. Không phải do công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức có vấn đề mà thực ra, ở nhiều nơi, tập tục đã là như vậy.

Và cái gì đến cũng phải đến...

Nhập viện với búi giun trong bụng

Búi giun lớn được gặp ra khỏi bụng bệnh nhi

Những ngày đầu năm, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp nhận một ca bệnh hy hữu. Một bệnh nhi họ Dương ở xã Phương Giao, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, bụng chướng, đau quặn từng cơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau khi xác định tình trạng bệnh nhi, các bác sỹ đã khẩn trương tiến hành chụp X-Quang. Kết quả cho thấy, bụng bé có hình ảnh mức dịch hơi.

Tiếp tục kiểm tra, bệnh nhi được chẩn đoán tắc ruột do giun và phải tiến hành phẫu thuật. Quá trình mổ, các bác sỹ phát hiện một búi giun rất lớn, chiếm hầu hết lòng ruột non, đại tràng, cách góc hồi manh tràng 10cm, gây tắc lòng ruột.

Ca phẫu thuật thành công. Hiện sức khỏe của bệnh nhi đã dần ổn định trở lại.

Nguyên nhân ban đầu được cho là do gia đình và bé không giữ vệ sinh cá nhân dẫn đến giun chui vào cơ thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu đau bụng do giun

Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ

Đau bụng có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là không giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Nguy hiểm hơn, ở trẻ em, do chưa nhận biết được đâu là đau bụng dạ dày, ruột thừa hay giun nên dẫn đến nhầm lẫn. Sự chủ quan của người lớn cũng góp phần không nhỏ, đẩy tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

TheAsianParent đưa ra một số dấu hiệu của trẻ khi bị đau bụng do giun.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Ăn kém, hoặc trẻ có thể ăn tốt nhưng không tăng cân.

- Đau ở vùng quanh rốn hoặc ở vị trí hố chậu phải.

- Đối với trẻ bị nhiễm nhiều giun đũa thường bị đau bụng khi đói.

- Trẻ buồn nôn, nôn trớ hoặc có cảm giác lợm giọng, buồn nôn vào buổi sáng khi mới thức dậy

- Da xanh xao, thiếu máu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Ít ngủ, thường hay trằn trọc khi ngủ, hoặc sự tập trung của trẻ bị giảm sút.

- Đối với trẻ bị nhiễm giun kim thường có dấu hiệu ngứa hậu môn hoặc viêm đỏ vùng hậu môn.

- Sốt, cơ thể mệt mỏi, ho, lười ăn

- Khi xét nghiệm phân đối với những trẻ bị nhiễm giun sán sẽ thấy có trứng giun sán.

Lời khuyên từ các bác sỹ

Số lượng giun trong cơ thể quá nhiều thường gây nguy hiểm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giữ vệ sinh cá nhân - đương nhiên rồi. Ngoài ra, còn một số những điều cần lưu ý để tránh bị các bệnh liên quan đến giun, nguy hiểm nhất là giun chui ống mật.

- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, sử dụng thuốc tẩy giun theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên cắt móng tay, móng chân gọn gàng.

- Duy trì thói quen ăn chín, uống sôi.

- Đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay khi nghi ngờ có những biểu hiện nhiễm giun sán.


Theo Công Lý

Xem thêm:

Xử lý khi trẻ sơ sinh bị đau bụng: Lời khuyên dành cho cha mẹ

Bài viết của

DAVE