Sau nhiều chậm trễ, trẻ chính thức được tiêm Vacxin ComBE Five từ tháng 1-2019

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hết Quinvaxem, trẻ sẽ được tiêm Vacxin mới ComBE Five từ tháng 1-2019

Sau hơn 10 năm sử dụng văcxin 5 trong 1 Quinvaxem (ngừa 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib) cho trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi, từ tháng 12-2018 Bộ Y tế chính thức chuyển sang sử dụng văcxin 5 trong 1 ComBE Five.

Vacxin Combe five

Vì sao vacxin mới chậm được đưa vào sử dụng và có đủ tiêu chuẩn an toàn không?

Đây là câu hỏi của nhiều bà mẹ có con trong độ tuổi tiêm chủng hiện nay.

Vacxin mới nhiều lần lỡ hẹn

Theo GS.TS Đặng Đức Anh, viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế). “Thủ tục để mua văcxin tương đối mất thời gian. Khi văcxin về đến Việt Nam phải thực hiện các bước kiểm định chất lượng theo đúng quy định và việc kiểm định không phải là ngày một ngày hai. Rồi mới chuyển về các địa phương tiêm cho người dân”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chất lượng vacxin Combe five

Về độ an toàn của loại vacxin mới, ThS. BS. Ngô Khánh Hoàng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết. “Vắc xin ComBE Five được thực hiện các thủ tục để đăng ký lưu hành bao gồm các thử nghiệm cần thiết. Đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn theo quy định của VN và của tổ chức Y tế thế giới”.

Vắc xin chỉ được cấp phép sử dụng tại VN sau khi đã được kiểm định, đạt được các yêu cầu của VN và thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết. Từng lô vắc xin khi nhập khẩu vào VN đều được Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế kiểm định. Và đạt tiêu chuẩn về an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Vì thế, các mẹ hoàn toàn yên tâm nhé!

Nếu bé đã tiêm mũi 5 trong 1 cũ, giờ tiêm thuốc mới có ảnh hưởng không?

Vắc xin ComBE Five có thành phần, hiệu quả phòng bệnh và lịch tiêm chủng tương tự như vắc xin Quinvaxem trước đây.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do vậy, việc tiêm vắc xin ComBE Five cho trẻ không ảnh hưởng tới sức khỏe và hiệu quả phòng bệnh. Trẻ không cần phải tiêm lại từ đầu mà chỉ cần tiêm tiếp mũi thứ hai hoặc thứ ba. Cha mẹ lưu ý đưa con đi tiêm chủng mũi tiếp theo cách tối thiểu mũi trước 28 ngày để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

Vacxin dịch vụ Pentaxim với vacxin combe five cái nào ít sốt và phản ứng sau tiêm hơn?

Với câu hỏi này, ThS. BS. Ngô Khánh Hoàng cho rằng. Vacxin Combe five do công ty Biological E của Ấn Độ sản xuất. Gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, giải độc tố vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt (toàn tế bào), kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Hib. Còn vắc xin pentaxim là vắc xin được sản xuất tại Pháp, Canada bởi công ty dược phẩm Sanofi Pasteur.

Sự khác biệt giữa hai loại vắc xin này là thành phần ho gà. Pentaxim chứa thành phần ho gà vô bào, còn ComBE Five chứa thành phần ho gà toàn tế bào. Chính vì thành phần ho gà vô bào trong vacxin Pentaxim được đánh giá là có phản ứng sau tiêm ít hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì vậy, tuỳ điều kiện mỗi gia đình mà các mẹ có thể tham khảo thêm để lựa chọn loại vacxin cho con.

Vacxin combe five

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các lưu ý sau khi cho trẻ đi tiêm

Sau khi tiêm, ít nhất cần theo dõi trong khoảng thời gian 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Và tiếp tục theo dõi ít nhất tại gia đình trong 24 tiếng.

Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng. Nhưng mẹ không cần quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ tự biến mất sau 6 – 8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau. Cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.

Lưu ý không nên nghe lời truyền tai nhau đắp khoai tây hay xát chanh vào chỗ tiêm của trẻ. Cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm. Làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

Nếu sau khi tiêm trẻ có biểu sốt cao, co giật, tím tái, khó thở… gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Tất tần tật những gì mẹ cần biết về Vacxin 5 trong 1 cho trẻ

Vacxin 6 trong 1 – Những thông tin mẹ cần biết!

Bài viết của

ngocanh