Vắc xin Covid – Những ai nên tiêm và đối tượng nào không nên tiêm?

Trước khi tiêm Vắc xin Covid bạn sẽ được khám sàng lọc để phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm phòng. Cụ thể người có thể tiêm vắc xin bao gồm các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với các hoạt chất hoặc thành phần có trong vaccine.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vắc xin Covid hiện là một trong những vấn đề “nóng” nhất hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện về sức khỏe để tiêm chủng. Có thai tiêm vắc xin Covid được không? Bài viết sau đây sẽ giải thích chi tiết cho bạn những đối tượng nào nên và không nên tiêm vắc xin này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

  • Những đối tượng nào nên tiêm vắc xin?
  • Ai không nên tiêm?
  • Một số câu hỏi thường gặp

Những ai nên tiêm vắc xin Covid-19?

Tiêm vắc xin covid bao nhiêu tuổi? Trước khi tiêm vắc xin bạn sẽ được khám sàng lọc để phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm phòng. Cụ thể người có thể tiêm vắc xin bao gồm các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với các hoạt chất hoặc thành phần có trong vaccine.

Bạn có thể chưa biết:

Lập kế hoạch và hành động phòng chống Covid tại nhà như thế nào?

Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ mang thai?

Vắc xin Covid-19 được tiêm cho người trên 18 tuổi

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, có 11 đối tượng được ưu tiên tiêm phòng vắc xin Covid tại nước ta. Đây là những người có nguy cơ lây nhiễm cao do đặc thù công việc:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Các nhân viên y tế
  • Nhân viên tham gia phòng chống dịch như ban chỉ đạo các cấp, phóng viên, nhân viên khu cách ly…
  • Những người làm công tác xuất nhập cảnh, nhân viên ngoại giao, hải quan
  • Lực lượng quân đội và công an
  • Đội ngũ giáo viên
  • Những người trên 65 tuổi
  • Người làm ở các ngành dịch vụ thiết yếu như: vận tải, hàng không, cung cấp dịch vụ điện nước…
  • Người mắc các bệnh mãn tính
  • Các đối tượng có nhu cầu đi công tác, lao động hoặc học tập ở nước ngoài
  • Người ở vùng dịch theo chỉ định của dịch tễ.

Theo kế hoạch Việt Nam hướng tới mục tiêu 80% dân số sẽ được tiêm phòng vắc xin Covid. Tuy nhiên với nguồn cung ứng như hiện tại mục tiêu trong giai đoạn 2021-2022 sẽ có khoảng 20% dân số cả nước được tiêm phòng vắc xin. Trong đó 95% đối tượng nguy cơ được tiêm phòng đầy đủ.

Những ai không nên tiêm vắc xin?

Có một số đối tượng được khuyến cáo cần trì hoãn tiêm chủng bao gồm:

  • Những người đang mắc bệnh cấp tính
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ
  • Những người bị ung thư giai đoạn cuối
  • Người bị xơ gan mất bù
  • Các đối tượng bị suy giảm khả năng miễn dịch
  • Người đang thực hiện hóa trị, xạ trị hoặc điều trị corticoid liều cao trong vòng 14 ngày trước
  • Người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19
  • Những người đã tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước
  • Người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng
  • Các đối tượng bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Các nhân viên y tế là đối tượng được ưu tiên tiêm phòng trước

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra quy định này cũng chỉ rõ có một số đối tượng cần phải cẩn trọng khi tiêm chủng bao gồm:

  • Đối tượng có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác
  • Những người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định
  • Những người mất tri giác, mất năng lực hành vi
  • Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặc giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút …)

Với những đối tượng này cần phải được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm chủng. Đặc biệt chống chỉ định những đối tượng có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên ở lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin.

Bạn có thể chưa biết:

6 nguyên tắc bảo vệ sức khỏe trẻ em giữa mùa dịch COVID-19

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6 nguyên tắc bảo vệ sức khỏe trẻ em giữa mùa dịch COVID-19

Một số câu hỏi thường gặp

Tôi đã từng bị nhiễm Covid-19 và giờ đã khỏi bệnh, vậy tôi có cần tiêm vắc xin nữa không?

Câu trả lời là có. Dù bạn đã nhiễm bệnh hay chưa bạn vẫn nên tiêm vắc xin. Hiện nay chúng ta vẫn chưa biết được cơ thể sẽ được bảo vệ không bị nhiễm lại Covid-19 trong bao lâu. Do đó dù đã khỏi bệnh bạn vẫn có khả năng mắc lại. Tiêm chủng vắc xin sẽ là cách an toàn để xây dựng hàng rào bảo vệ cơ thể.

Bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình trước khi tiêm phòng. Nếu từng được điều trị Covid-19 bằng các kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương dưỡng bệnh. Bạn cần phải chờ 90 ngày để được tiêm phòng vắc xin.

Dù đã từng mắc Covid-19 bạn vẫn nên tiêm vắc xin

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phụ nữ có thai có thể tiêm chủng hay không?

Mang thai tiêm vắc xin covid được không? Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia vắc xin Covid-19 hiện không gây ra mối nguy hại cụ thể nào cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên dữ liệu về tính an toàn của vắc xin này đối với người mang thai còn rất hạn chế và chưa được nghiên cứu rộng rãi. Do đó bạn cần cân nhắc và trao đổi với chuyên gia trước khi tiêm phòng.

Ngoài ra, câu hỏi được nhiều người đặt ra là tiêm vắc xin covid có tác dụng phụ gì? Về vùng cánh tay được tiêm sẽ sưng to, đau hoặc mẩn đỏ. Bên cạnh đó sẽ có những biểu hiện như hành sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, buồn nôn. Những tác dụng phụ này là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang tạo hàng rào bảo vệ và sẽ biến mất trong vòng vài ngày. Để giảm bớt tác dụng phụ của thuốc, khuyến cáo nên trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc không kê toa như iburofen, acetaminophen, aspirin, hoặc kháng histamine, để giảm bất kỳ cảm giác đau và khó chịu nào mà bạn có thể bị sau khi tiêm vắc xin. Kết hợp uống thật nhiều nước, mặc trang phục thoải mái, áp khăn sạch, mát và ẩm lên khu vực được tiêm.

Như vậy có thể thấy hầu hết các đối tượng trên 18 tuổi nếu không gặp phải vấn đề gì đặc biệt về sức khỏe đều có thể tham gia tiêm phòng. Tuy nhiên hiện nay những đối tượng ở các ngành nghề có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ được ưu tiên tiêm phòng trước. Bạn hãy đeo khẩu trang và thực hiện 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế" để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh nhé!

 

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nghi Hải