Uống rượu khó có con không chỉ là lời khuyên suông để quý ông hạn chế bia rượu. Mà không ít nghiên cứu lẫn lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa sản và hiếm muộn đã đưa ra lời cảnh báo. Theo đó, uống rượu nhiều làm ảnh hưởng chất lượng và số lượng tinh trùng, giảm khả năng sinh sản, vô sinh.
Vì sao uống rượu khó có con?
Chất cồn trong rượu bia khi lạm dụng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của cả 2 giới.
Tác động đến khả năng sinh sản của nam giới
- Tinh trùng kém chất lượng, dị dạng. Uống nhiều rượu làm thay đổi một số hoocmon nam giới, giảm nồng độ globulin hoocmon giới tính, cản trở sự phát triển của tinh trùng. Độc tố được tìm thấy trong cồn có thể tiêu diệt các tế bào tạo ra tinh trùng, làm tăng sự bất thường khiến tinh trùng dị dạng, khả năng di động kém.
- Teo tinh hoàn, giảm số lượng tinh trùng. Nghiện rượu sẽ làm teo ống sinh tinh ở nam và làm giảm số tế bào sinh tinh. Điều này dẫn đến giảm kích thước tinh hoàn và giảm sản xuất tinh trùng. Bên cạnh đó, chất cồn rượu bia còn làm giảm nồng độ kẽm. Thiếu kẽm gây ra tình trạng tinh trùng sụt giảm số lượng.
- Rối loạn cương dương. Rượu hấp thu vào cơ thể thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng tới việc sản sinh testosterone. Đây là nội tiết tố sinh dục của nam, được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận. Độc tố trong rượu tác động đến cơ chế chuyển hóa testosterone, dẫn đến nguy cơ rối loạn cương, suy giảm ham muốn tình dục.
- Thời gian quan hệ ngắn, không thành công. Uống nhiều rượu cũng gây mệt mỏi cho cơ thể và thần kinh. Khi quan hệ tình dục trong trạng thái say xỉn, nhiều khả năng nam giới không đủ sức và tỉnh táo. Quan hệ hời hợt, thời gian ngắn và kém chất lượng ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng.
Tác động đến khả năng sinh sản của nữ giới
Uống rượu khó có con không chỉ đối với nam giới và còn gây tác hại nếu phụ nữ uống quá nhiều chất cồn liên tục trong thời gian dài. Nghiện rượu lâu ngày có thể sẽ làm suy vùng hạ đồi tuyến yên – buồng trứng, dẫn đến trứng không rụng. Độc tố trong rượu gây bất thường cho nội mạc tử cung và làm rối loạn kinh nguyệt. Rượu còn thay đổi mức độ estrogen và progesterone, gây vô sinh, nguy cơ sinh non cao.
Uống rượu tác động đến thai nhi thế nào?
Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, khó có con, mà uống nhiều rượu còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai khi, gây sinh non, dị tật. Nghiên cứu cho thấy, rượu bia là nguyên nhân gây ra 5% thai nhi dị tật bẩm sinh. Một phần từ tinh trùng, nếu người bố có tiền sử nghiện rượu, tinh trùng đã bị dị dạng, khi thụ thai sẽ làm thai nhi không phát triển hoàn chỉnh từ bề ngoài cho đến trĩ não.
Không có nồng độ rượu nào an toàn cho thai kỳ, tốt nhất là không nên uống rượu khi đang mang thai. Nếu mẹ bầu uống nhiều hơn 3 ly rượu mỗi lần hoặc uống từ 3 lần trở lên trong 1 tuần thì sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Đang mang thai mà lạm dụng rượu, thì sẽ có nguy cơ sẩy thai, hoặc thai chết lưu trong tử cung. Nguy cơ thai nhi mắc hội chứng suy thai là cực kỳ cao, gây ra các dị tật bẩm sinh cho bé như bệnh trí não, suy dinh dưỡng, đặc điểm khuôn mặt bất thường.
Lưu ý cho các cặp đôi muốn có con
Hạn chế rượu bia không chỉ tốt cho sức khoẻ, an toàn khi lái xe, mà còn cực kỳ quan trọng nếu 2 vợ chồng muốn có con. Để việc sản xuất tinh trùng trở lại bình thường, chất lượng ổn định thì nam giới nên ngưng sử dụng rượu ít nhất ba tháng trước khi quan hệ tình dục. Phụ nữ muốn có con và con khoẻ mạnh cũng phải dừng việc làm dụng rượu trong một thời gian trước và sau khi có thai. Ngưng uống rượu càng sớm thì càng tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Đồng thời, cả hai có thể bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện chất lượng tinh trùng và trứng. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, bổ sung kẽm, sắt và can-xi, vitamin cần thiết.
Nếu là người nghiện rượu nặng, không thể ngừng uống rượu trong thời gian dài. Thì các cặp đôi nên đến gặp và nhờ sự can thiệp của bác sĩ chuyên môn trước khi có con. Để có một thai nhi khoẻ mạnh, bình thường, không dị tật, cả cơ thể bố và mẹ đều phải thật sự sẵn sàng.
Xem thêm:
- Thể thao tăng ham muốn tình dục của đàn ông theo 30 cách không ngờ
- Tần suất quan hệ khi mang thai như thế nào là an toàn cho thai nhi?
- Quan hệ khi mang thai tháng đầu liệu có gây sảy thai, nguy hiểm cho em bé?