Nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ thường xuyên uống dầu cá khi mang thai thì con sinh ra sẽ có sức đề kháng tốt hơn. Dầu cá từ lâu đã được biết đến như một loại thực phẩm chức năng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe do có chứa các axit béo omega-3 axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Nó có nguồn gốc từ các mô của những con cá chứa dầu như cá hồi, cá thu, cá cơm, cá mòi, cá ngừ…
Uống dầu cá khi mang thai có tác dụng gì?
1. Tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh cho bé
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bà bầu sử dụng dầu cá đều đặn trong quá trình mang thai cho đến khi bé được khoảng 6 tháng tuổi sẽ sinh ra những em bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt hơn so với những đứa trẻ khác. Em bé sẽ ít có nguy cơ mắc các bệnh vặt như ho, sổ mũi, viêm họng hơn.
Theo các chuyên gia, lượng a-xít béo trong dầu cá sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị viêm đường hô hấp, tác nhân chính gây ra các bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, dầu cá cũng có những tác động tích cực đến việc điều trị bệnh tăng động giảm chú ý cũng như một số vấn đề khác liên quan đến sức khỏe thần kinh.
2. Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển trí não của thai nhi
Omega 3 và DHA có trong dầu cá chính là bộ đôi dưỡng chất giúp bé sinh ra được khỏe mạnh, lanh lợi và thông minh hơn. Nếu như omega 3 đặc biệt tốt cho sự phát triển trí não của trẻ thì DHA giúp tăng tốc độ dẫn truyền giữa các tế bào thần kinh, đồng thời cung cấp độ lỏng cho màng tế bào. Trẻ được bổ sung dầu cá từ khi trong bụng mẹ đến khoảng 6 tháng đầu đời sẽ có chỉ số IQ cao hơn và thị lực tốt hơn hẳn so với những đứa trẻ khác.
3. Giảm nguy cơ sinh non
Nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng Maria Makrides thuộc trường Đại học Adelaide, Australia đã chứng minh một ưu điểm khác của dầu cá là giúp giảm nguy cơ đẻ non ở các bà mẹ mang thai. Do đó, các bác sĩ thường khuyến cáo các bà bầu các chất dinh dưỡng có trong dầu cá, hoặc dầu cá trong suốt thai kỳ.
Uống dầu cá khi mang thai cần lưu ý những gì?
Dầu cá tuy tốt nhưng không phải có thể sử dụng bao nhiêu tùy thích hay càng nhiều càng tốt như nhiều bà bầu vẫn nghĩ. Uống dầu cá khi mang thai cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Uống đúng liều
Tỷ lệ EPA/ DHA trên mỗi viên dầu cá mới là điều mẹ bầu nên quan tâm thay vì số lượng viên dầu cá mình uống. Mỗi loại dầu cá khác nhau sẽ có tỷ lệ khác nhau. Mỗi mỗi viên dầu cá 1.000mg thường chứa 180mg EPA và 120mg DHA.
Mặc dù trên mỗi sản phẩm dầu cá được lưu hành trên thị trường đều có hướng dẫn sử dụng với liều lượng đầy đủ nhưng mẹ bầu vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tránh lạm dụng dầu cá dẫn đến các tác dụng phụ như: ợ nóng, phân lỏng, đau thắt bụng, thậm chí xuất huyết trong. Đặc biệt những mẹ dễ bị dị ứng, có các bệnh về tim mạch… nếu lạm dụng sẽ dẫn đến ngộ độc.
2. Uống đúng lúc
Dầu cá là loại vitamin tan trong dầu, chỉ được hấp thụ trong môi trường dung môi phù hợp. Do đó, để phát huy tối đa công dụng tuyệt vời của dầu cá, mẹ bầu nên uống dầu cá sau khi ăn, lượng chất béo có trong cơ thể sau khi ăn sẽ là môi trường thích hợp để dầu cá phát huy công dụng.
3. Chọn loại dầu cá thích hợp trước khi uống
Có 2 loại dầu cá cơ bản là dầu cá chứa vitamin A, D và dầu cá chứa omega 3 và omega 6. Trong đó, loại dầu cá chứa omega 3 và omega 6 là thích hợp với mẹ bầu nhất. Đối với loại dầu cá chứa nhiều vitamin A, nếu không hấp thụ hết có thể dẫn đến ngộ độc, đồng thời tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Mẹ bầu cũng lưu ý tuyệt đối không sử dụng các loại dầu cá thô, bởi các loại dầu cá này thường có nguy cơ bị nhiễm kim loại nặng và các hóa chất ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
4. Tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi uống dầu cá
Mẹ bầu có các triệu chứng hoặc bệnh lý sau cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống:
– Mẹ bầu có cơ địa dị ứng với cá
– Rối loạn đông máu
– Mẹ bầu bị tiểu đường
– Huyết áp thấp
– Rối loạn nhịp tim
– Mất cân bằng hormone
Tuy nhiên, nếu chẳng may mẹ bầu có một trong số các bệnh lý trên hay đơn giản là không thích cá thì cũng không cần quá lo lắng không có cách nào khác để bổ sung dưỡng chất cho mình và con. Omega 3 còn có trong một số loại thực phẩm khác như hạt chia, hạt lanh, quả óc chó, hạnh nhân…
Theo The Asianparent Singapore
Xem thêm
- Hướng dẫn đầy đủ về Hypnobirthing -“Thôi miên khi sinh” hay “Sinh thôi miên”
- Ăn gì để thai nhi không bị dị tật 10 thực phẩm giàu Folate cho mẹ bầu trong thai kỳ
- 12 bức ảnh sống động như thật giúp mẹ chiêm ngưỡng về hành trình con được sinh ra trong bụng mẹ