Tỷ lệ đẻ mổ tại Việt Nam vượt mức 50% làm gia tăng nguy cơ với sức khỏe sản phụ và bé sơ sinh!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những năm gần đây, các bệnh viện phụ sản ghi nhận tỷ lệ đẻ mổ tăng cao và tăng dần theo các năm.

Xu hướng mổ đẻ ở nhiều quốc gia

Không chỉ riêng ở Việt Nam, ở các quốc gia lân cận như Trung Quốc, tỷ lệ đẻ mổ hiện nay cũng khá cao (70% số ca đẻ).

Theo con số thống kê của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận hơn 20,000 ca đẻ, trong đó hơn 50% là đẻ mổ. Tỷ lệ đẻ mổ tăng cao theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước.

Trong vòng 5 năm trở lại đây (2015 – 2019), 1 trong những bệnh viện phụ sản đầu ngành là Bệnh viện Phụ sản Trung Ương đã có hơn 110,000 ca sinh nở, trong đó số ca đẻ mổ chiếm 68,000 ca, gấp đôi con số 10 năm trước.

Đâu là nguyên nhân số ca sinh mổ ngày càng tăng?

Bác sỹ Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết sở dĩ tỷ lệ đẻ mổ tăng cao tại bệnh viện do đây là tuyến cuối, chủ yếu do bệnh lý của mẹ hoặc thai nhi ở các nơi chuyển về. Có những trường hợp "con quý con hiếm" dọa đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm, thai chậm phát triển trong tử cung, hay các bệnh lý của bà mẹ như tiền sản giật, nhau cài răng lược... bắt buộc phải mổ lấy thai. Đây là lý do khiến tỷ lệ đẻ mổ tương đối cao.

Là người trực tiếp mổ đẻ cho sản phụ trong nhiều năm, bác sỹ Cường cho biết, có rất nhiều ca sinh được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, bắt buộc phải mổ cấp cứu mới đảm bảo an toàn cho thai nhi và sản phụ. Nhiều trường hợp mổ đẻ xong lại chuyển tiếp sang bệnh viện khác để tiếp tục điều trị chuyên khoa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi đã sinh con đầu lòng bằng phương pháp mổ thì những đứa con tiếp theo chắc chắc cũng sẽ ra đời bằng phương pháp này. Tỷ lệ đẻ mổ theo đó mà tăng lên phần nào. 1 lý do khác nữa là thai phụ gặp biến chứng khó lường trong chuyển dạ dẫn đến khó đẻ. Với các trường hợp này, bác sĩ thường chuyển đẻ mổ, không kiên trì chờ sinh thường vì sợ bệnh nhân chuyển biến xấu.

Bên cạnh lý do bệnh lý thì ngày nay càng nhiều gia đình có nhu cầu chủ động mổ lấy thai vì mong muốn sinh con theo giờ đẹp, ngày đẹp.

Lo ngại khi tỷ lệ đẻ mổ tăng cao

Thai phụ muốn sinh thường thì phải chăm sóc thai nghén tốt, theo dõi chuyển dạ tốt; hợp tác với bác sĩ đồng thời bác sĩ cũng cần kiên trì, cùng hỗ trợ và thống nhất với nhau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên không phải lúc nào mong muốn cũng thực hiện được vì nhiều lý do. Thai phụ khám thai ở nhiều nơi cũng là 1 cản trở (có trường hợp thai phụ ban đầu khám thai ở bệnh viện sức khỏe rất tốt nhưng sau lại khám ở nơi khác, đến khi gần sinh quay lại bệnh viện mới phát hiện bị tiểu đường thai kỳ, bắt buộc bác sĩ phải mổ đẻ).

Chuyên gia y tế cho biết, đẻ thường tốt hơn cho sức khỏe cả mẹ và bé. Em bé sinh thường trải qua thời gian chuyển dạ, phổi sẽ hoạt động tốt hơn và tránh được tình trạng chậm tiêu dịch phổi, về sau hệ hô hấp của bé sẽ tốt hơn.

Thai phụ đẻ thường cũng gặp ít nguy cơ hơn đẻ mổ, không phải gây mê, không bị chảy máu vết mổ sau đẻ. Quá trình chuyển dạ cũng kích thích nội tiết giúp mẹ tiết sữa, thời gian phục hồi sau đẻ cũng ngắn hơn.

Theo vnexpress

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi