Tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu khá giống với căng tức bụng khi hành kinh. Điều này rất dễ làm các bạn nhầm lẫn, nhất là các bạn chưa dùng que thử thai hay khám với bác sĩ. Vậy tức bụng khi mang thai là do đâu? Khác gì so với khi hành kinh? Và khi nào thì được xem là nguy hiểm?
Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Tức bụng khi mang thai trong 3 tháng đầu thường các mẹ bầu không phải lo lắng nhiều vì đây là hiện tượng bình thường. Các nguyên nhân là do:
Trứng làm tổ trong tử cung
Khi trứng được thụ tinh, phôi thai sẽ tiến đến tử cung để làm tổ. Trong quá trình làm tổ, phôi nang trứng bám vào niêm mạc tử cung, đây là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy đau bụng và căng tức bụng.
Căng cơ, căng dây chằng
Sau tháng đầu tiên, thai nhi bắt đầu được hình thành và to dần. Điều này làm chèn vào các dây chằng của tử cung và khiến mẹ bị tức bụng.
Ốm nghén
Trong 3 tháng đầu, progesterone trong tử cung tăng lên đáng kể nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Điều này kéo theo sự gia tăng progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản gây nên những cơn ốm nghén, ói, nôn mửa. Và chính điều này khiến mẹ bị căng tức bụng rất khó chịu.
Thay đổi hormone khi có thai
Do hormone thay đổi nhiều, các dây chằng ở khuỷu tay và đầu gối cũng trở nên yếu hơn. Khi phải di chuyển nhiều, hoặc khi xách đồ nặng, áp lực xuống phần bụng dưới cũng sẽ tăng lên, dẫn đến những cơn đau âm ỉ.
Tức bụng khi mang thai khác với khi hành kinh như thế nào?
Khi hành kinh
- Triệu chứng: đau âm ỉ liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới. Thường đau bắt đầu từ 1 – 3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ. Sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong 3 ngày.
- Người bị đau bụng kinh có thể bị đau lan ra lưng và xuống đùi, cảm thấy áp lực trong bụng, khó chịu ở dạ dày,… Ngoài ra, một số người có thể bị chuột rút vùng lưng dưới hoặc bụng dưới khoảng 24 – 48 giờ trước khi có kinh nguyệt và hết hẳn khi hết kỳ kinh nguyệt.
Do mang thai
- Có biểu hiện đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười,… Trong tháng đầu mang thai – thể hiện tình trạng thai đang làm tổ. Ngoài ra trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới của thai phụ sẽ có cảm giác tưng tức.
- Ngoài ra, đau tức bụng khi mang thai tuần đầu là do ốm nghén và nôn nhiều. Đồng thời, cũng sẽ kèm theo những dấu hiệu có thai sớm.
Cách giảm cảm giác tức bụng khi mang thai
- Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây
- Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Vận động thường xuyên như yoga cho bà bầu để làm giảm nhẹ cơn đau
- Massage nhẹ nhàng, chườm nước ấm và hạn chế mặc quần áo bó sát
- Uống nhiều nước hơn mỗi ngày
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì chúng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ táo bón, gây đau bụng khó chịu
- Kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi
- Không đứng quá lâu, cố gắng nghỉ ngơi nhiều
- Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung canxi, kali và nước
Tức bụng khi mang thai như thế nào là nặng?
- Dấu hiệu tiền sản giật: đau căng vùng bụng trên, đau liên tục kèm theo cảm giác buồn nôn
- Mang thai ngoài tử cung: đau bụng dưới dữ dội kèm theo máu đen như bã cà phê. Ngoài ra, thai phụ cũng sẽ bị buồn nôn,choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu.
- Nguy cơ sẩy thai sớm: các cơn căng tức, đau không giảm, đặc biệt là bụng cuộn đau từng cơn kèm theo đó là ra máu tươi, máu đóng cục…
- Nhiễm trùng đường tiểu: căng tức khó chịu kèm theo đau vùng bàng quang. Đau rát nóng khi đi tiểu hay đi tiểu thường xuyên… Bệnh này có thể gây nhiễm trùng thận, sinh non, sinh bé nhẹ cân.
3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm với các thai phụ. Các mẹ bầu rất sẽ lo lắng và hoang mang khi thấy bụng bị căng tức kèm theo đau. Hãy bình tĩnh theo dõi các cơn đau và gặp bác sĩ ngay lập tức nếu có những dấu hiệu bất thường.
Xem thêm:
- Mách mẹ bầu 6 dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất
- Cách đọc que thử thai chính xác nhất chi tiết từ A-Z
- Mẹ bầu đi máy bay có ảnh hưởng đến thai nhi không?