Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi và cách khắc phục

Tưa lưỡi là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với triệu chứng phổ biến là những chấm trắng hình thành ở đầu lưỡi của trẻ. Các chấm trắng này sẽ to dần theo thời gian, tạo thành lớp màng trắng bao phủ toàn bộ bề mặt lưỡi, gắn chặt vào niêm mạc, gây khó chịu, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tưa lưỡi là bệnh gì mà khiến nhiều mẹ bỉm sữa vừa sợ hãi mà vừa rất xót con mỗi khi nhắc đến? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Cách điều trị cho con sẽ như thế nào?

  • Bệnh tưa lưỡi là gì?
  • Nguyên nhân trẻ bị tưa lưỡi
  • Các dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị nấm lưỡi
  • Những cách tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh theo y khoa
  • Phòng bệnh cho bé yêu như thế nào?

Bệnh tưa lưỡi là gì?

Tưa lưỡi còn được biết đến với những tên khác như nấm miệng, nấm lưỡi,…Bệnh gây ra bởi nấm men có tên là Candida albicans.

Khi mắc bệnh, những chấm trắng giống như cặn sữa sẽ xuất hiện trên lưỡi. Sau đó phát triển nhanh và ăn sâu vào lớp niêm mạc lưỡi, vòm họng hình thành nên các mảng giả mạc rộng gây đau khó chịu, khó bóc, bóc dễ chảy máu.

Bệnh tưa lưỡi có thể gặp phải ở mọi lức tuổi, nhưng phồ biến nhất là ở trẻ sơ sinh bú mẹ và trẻ nhỏ từ 9-10 tuổi, có trường hợp cá biệt tận 15 tuổi.

Nguyên nhân trẻ bị tưa lưỡi

  • Hệ thống miễn dịch của bé yếu bẩm sinh hoặc do bị bệnh ung thư hay HIV,…
  • Bé có đang sử dụng kháng sinh hay corticoid để điều trị bệnh
  • Mẹ bị nhiễm nấm âm đạo trong quá trình mang thai và truyền cho con trong quá trình sinh nở
  • Người mẹ bị nhiễm trùng nấm men vùng vú hoặc núm vú, và những loại nấm này truyền qua con khi bé bú
  • Hội chứng Raynaud hay bệnh chàm cũng có thể là nguy cơ cao khiến trẻ bị tưa lưỡi.

Các dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị nấm lưỡi

  • Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc ngả màu vàng trên má, lưỡi, nướu hoặc môi của bé
  • Có thể chảy máu nhẹ nếu có vết sưng
  • Bé có biểu hiện bị đau nhức hoặc nóng rát trong miệng
  • Da khô, nứt nẻ ở khóe miệng
  • Những dấu hiệu trên khiến con bị tổn thương dẫn đến khó chịu, gây khó khăn khi trẻ bú hoặc quấy khóc.

Nếu mẹ hay gia đình nghi ngờ bé có khả năng bị tưa lưỡi thì nên đưa con đi thăm khám bác sĩ. Trong trường hợp nguyên nhân khiến con mắc phải tình trạng này là khi mẹ cho bú thì cả hai mẹ con đều sẽ cần điều trị bằng thuốc chống nấm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những cách tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh theo y khoa

Tuỳ vào tình trạng bệnh bặng hay nhẹ ở trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên chữa trị thích hợp. Nhưng nhìn chung là sẽ hạn chế dùng thuốc hết mức có thể.

Nếu tình trạng của bé nhẹ thì sẽ hướng dẫn cách tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà. Nhìn chung, cách tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh như sau:

  • Rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vô trùng;
  • Cho trẻ nằm cố định trên giường hoặc bế trẻ nếu như trẻ không hợp tác;
  • Sử dụng miếng gạc răng miệng mềm quấn quanh đầu ngón tay trỏ một lượt hoặc đeo miếng gạc tưa lưỡi dạng ống vô trùng;
  • Nhúng ngón tay có gạc vào dung dịch chứa hoạt chất chống nấm, hoặc dung dịch muối NaCl 0,9% (được bác sĩ chỉ định).
  • Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để bé mở miệng. Đưa nhẹ ngón tay quấn gạc vào mặt trên của lưỡi, lau từ trong ra ngoài một lượt rồi thay miếng gạc khác. Làm lặp lại lần 2 nếu như trẻ có nhiều mảng tưa lưỡi;
  • Thay miếng gạc khác để lau mặt trong 2 bên má, trên vòm miệng, vùng nướu với các vị trí khác trong khoang miệng của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý khi đánh tưa lưỡi cho con

  • Không đánh quá mạnh khiến bé chảy máu
  • Tránh các tưa rơi vào miệng trẻ, cũng như không đưa ngón tay vào quá sâu sẽ gây kích thích cổ họng khiến con muốn nôn, thậm chí tổn thương họng;
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện sử dụng mật ong để đánh tưa lưỡi cho trẻ trẻn 1 tuổi.
  • Không được tự ý mua và dùng thuốc khi chưa có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.

Phòng bệnh cho bé yêu như thế nào?

Theo TS.BS Lê Minh Trác –Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, BV Phụ sản TW thì tỉ lệ nấm miệng tái phát có thể lên tới 60%. Do đó, để phòng bệnh, bác sĩ khuyên mẹ nên áp dụng một số biện pháp sau:

  • Làm sạch và khử trùng bình sữa, núm vú, dụng cụ cho ăn, đồ chơi;
  • Vệ sinh núm vú của mẹ trước khi cho con bú;
  • Sau khi con bú thì dùng gạc rơ lại miệng cho bé như 1 cách vệ sinh răng miệng.

Mẹ chắc hẳn sẽ rất xót khi con phải chịu đựng sự khó chịu do bệnh nấm miệng gây ra. Mong rằng bài viết sẽ giúp mẹ củng cố thêm lại kiến thức bác sĩ đã hướng dẫn để trị dứt điểm bệnh cho bé. Cũng như đề phòng triệt để tránh tái phát hay mắc phải.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu