Những nguyên nhân gây tử vong ở thai phụ - mẹ bầu cần hết sức lưu ý!

Một người phụ nữ đang mang thai tháng thứ 7 đã tử vong sau khi ăn sò huyết. Bác sĩ của cô đã đưa ra cảnh báo: phụ nữ mang thai phải kiêng ăn đồ sống và các loại thức ăn lên men vì nguy cơ nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tử vong khi mang thai vì ăn sò huyết

Một người phụ nữ đang mang thai tháng thứ 7 đã tử vong sau khi ăn sò huyết. Bác sĩ của cô đã đưa ra cảnh báo: phụ nữ mang thai phải kiêng ăn đồ sống và các loại thức ăn lên men vì nguy cơ nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời của chị em phụ nữ. Niềm hạnh  phúc khi có một sinh linh nhỏ bé đang lớn dần trong cơ thể cũng đồng nghĩa với việc mẹ bầu phải có những hi sinh nhất định – chẳng hạn như việc kiêng khem trong ăn uống.

Việc ăn uống có thể không phải là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ mang thai, nhưng thực tế đã ghi nhận một trường hợp tử vong do ăn phải loại đồ ăn không phù hợp–mà trường hợp của một thai phụ ở Thái Lan dưới đây là một ví dụ.

Hiểm họa khi mẹ mang thai ăn hải sản bị nhiễm độc

Gần đây, một phụ nữ mang bầu 7 tháng người Thái Lan đã tử vong sau khi ăn sò huyết chưa được nấu chín. Cô sống một mình trong một căn hộ cho thuê. Người hàng xóm của cô xác nhận rằng cô ấy đã mua sò về ăn.

Tuy nhiên, sau khi ăn xong, cô bắt đầu bị đau bụng và tiêu chảy nặng. Các triệu chứng và cơn đau tệ đến mức cô không thể chịu được và phải xin nghỉ làm. Vào buổi sáng thứ Hai, ngày 1 tháng 10, cô đi khám để xin giấy nghỉ ốm.

Vài ngày sau, hàng xóm không thấy cô rời khỏi phòng của mình. Người ta chỉ phát hiện cô đã tử vong khi một đứa trẻ nhà hàng xóm nhìn vào căn phòng qua cửa sổ. Thi thể của cô ấy được phát hiện vào ngày 3 tháng 10. Cảnh sát và chính quyền địa phương không tìm được bất cứ vết thương nào trên cơ thể người phụ nữ đó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cảnh sát đang khám nghiệm hiện trường – Ảnh khaosod.th

Các phương tiện truyền thông đã không tiết lộ nguyên nhân cô tử vong, nhưng người ta nghi ngờ nguyên nhân là vì chứng tiêu chảy nghiêm trọng do ngộ độc thực phẩm.

Sò huyết là một món ăn phổ biến ở Thái Lan và có thể ăn được khi chưa nấu chín, chín vừa hoặc nấu kỹ. Những người dân ở các vùng nông thôn ở Thái Lan thường ăn sò huyết với loại nước sốt tự chế hoặc ăn cùng salad.

Teerapong Chareewit, Phó Giáo sư Khoa Sản phụ khoa tại Đại học Chulalongkorn đã cảnh báo tất cả mọi người – không chỉ riêng phụ nữ mang thai–cần phải cẩn thận hơn khi ăn sò huyết.

“Thai phụ chết do ăn sò huyết không có nghĩa là chỉ họ mới cần tránh ăn loại thực phẩm này. Tất cả những người khác cũng nên thận trọng khi ăn nó và cần kiểm chứng liệu nó có nguồn gốc rõ ràng không và có được chế biến hợp vệ sinh hay không. Tiêu chảy nặng rất nguy hiểm và hoàn toàn có thể gây tử vong” Chareewit nói.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

An toàn vệ sinh thực phẩm là điều quan trọng nhất đối với thai phụ

Sự cố xảy ra với thai phụ nói trên là một lời nhắc nhở tất cả các bà mẹ mang thai nên tránh ăn đồ ăn sống như cá sống, các loại đồ ăn không được nấu chín.

Các mẹ hãy nhớ rằng ngay cả khi nhìn bề ngoài, các loại đồ ăn sống có vẻ ngon lành và sạch sẽ, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Chúng ta không biết sản phẩm đó đã được làm sạch như thế nào trước khi chế biến, kể cả các loại dụng cụ dùng để chế biến loại thực phẩm đó. Còn những người xử lý và trực tiếp chế biến đồ ăn thì sao? Làm sao bạn có thể chắc chắn rằng họ tuân theo đúng các bước vệ sinh tối ưu nhất?

Nguy cơ từ việc ăn đồ ăn sống

Source: Pixabay

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xin nhắc lại: thai phụ nhất thiết phải tránh  ăn thực phẩm sống. Vì các thực phẩm này không hợp vệ sinh và có thể dẫn đến tiêu chảy. Hơn nữa, thực phẩm tươi sống còn có những rủi ro khác:

  • Cá sống và đặc biệt là các loại thủy hải sản có vỏ rất dễ gây nhiễm trùng. Một số loại vi khuẩn trong nó có thể làm cho người mẹ bị tiêu chảy, một số khác có thể lây qua nhau thai gây ảnh hưởng đến thai nhi, gây nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng – thậm chí là tử vong.
    • Một loại vi khuẩn mà phụ nữ mang thai dễ bị lây nhiễm là Listeria. Nó thường được tìm thấy trong đất, nước bẩn hoặc các loại thực vật, nhưng Listeria có thể xuất hiện trong thịt cá sống trong khi đang được chế biến (thậm chế biến bằng cách hun khói và sấy khô). Listeria có khả năng lây sang thai nhi qua nhau thai –trong khi không hề thể hiện triệu chứng gì ở người mẹ. Nhiễm trùng Listeria ở thai nhi có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Thịt và cá sống chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh. Ăn thịt sống có thể gây nguy cơ nhiễm trùng và mầm bệnh có thể đi qua nhau thai vào thai nhi. Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, chẳng hạn như thai chết lưu hoặc tác động tiêu cực đến thần kinh của bé (thiểu năng trí tuệ).

  • Trứng sống có thể chứa Salmonella, một loại vi khuẩn gây nôn mửa, tiêu chảy và sốt. Trong một số trường hợp hiếm gặp, Salmonella có thể dẫn đến chuột rút trong tử cung, dẫn đến sinh non hoặc gây chết thai.

Những gợi ý về thói quen ăn uống cho mẹ bầu

Các loại rau và thịt

  • Những loại thực phẩm sống sau nên được loại bỏ khỏi thực đơn của thai phụ. Bao gồm:
    • Các loại thực phẩm chế biến từ trứng sống, như sốt mayonnaise, sốt hollandaise, kem trứng, trứng trần, trứng bác và bánh kem. Nếu mẹ bầu mua thực phẩm trong siêu thị, hãy kiểm tra kỹ nhãn, thành phần để chắc chắn rằng chúng được chế biến từ trứng tiệt trùng.
    • bất kỳ hình thức chế biến nào của thịt sống, như thịt gia cầm, thịt bò, cá và động vật có vỏ, kể cả sushi. Chỉ sử dụng các loại thịt đã được đảm bảo nấu chín hoàn toàn và sạch sẽ.
  • Tránh xa:

    • Các loại rau sống, rau mầm trừ khi chúng đã được nấu chín hoàn toàn. Tương tự với các loại thịt xay (thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò) như bánh mì kẹp thịt, xúc xích và thịt nguội.
    • Tránh ăn các thực phẩm chưa được khử trùng, như sữa, pho mát, trứng hoặc nước trái cây. Những loại thực phẩm này có thể có vi khuẩn gây nguy hiểm cho thai nhi.
    • Đồ ăn vặt, phô mai được chế biến bằng phương pháp lên men, pate và cá hồi hun khói.
  • Trái cây và rau quả nên được rửa sạch kỹ để loại bỏ các hạt đất và bụi bẩn. Để được an toàn, hãy ưu tiên sử dụng các loại rau được trồng ở vườn nhà.
  • Cẩn thận khi ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A như gan, tối đa 7 ngày một lần.
  • Tránh ăn thịt các loại cá vùng nước sâu như cá mập, cá kiếm, cá thu và cá ngừ vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân. Các loại cá nhỏ thích hợp nhất với các mẹ, nhưng đừng ăn quá 2 lần một tuần.

Cafein và đồ uống có cồn

  • Cafein có thể đi qua nhau thai tới em bé – nhưng chúng không thể tiêu hóa đúng cách, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sau này. Các mẹ bầu không nên uống quá 200 mg cafein mỗi ngày tương đương khoảng 2 tách cà phê.
  • Tiến sĩ Ekachai Kovavisrak, Phó Giáo sư Khoa Sản tại Bệnh viện Rajavithi khuyến cáo các mẹ bầu thận trọng trong việc làm sạch các loại thực phẩm. Ông cũng nhấn mạnh thai phụ nên tránh xa các loại rượu và đồ uống có cồn.

Cần thận trọng về an toàn vệ sinh và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Chỉ ăn các loại quả chín tự nhiên và các loại thức ăn được nấu chín hoàn toàn, không chứa chất bảo quản.

Cẩn thận với việc sử dụng quá nhiều đường và muối trong thức ăn, và nếu mẹ bầu không yên tâm về thức ăn ở bên ngoài, hãy cân nhắc nấu ăn ở nhà nhiều hơn.

Hãy đảm bảo rằng bạn uống nước sạch và duy trì vệ sinh nhà bếp tốt bằng cách không để lẫn thức ăn chín và sống đồng thời luôn làm sạch các dụng cụ nhà bếp.

Nếu bạn có bất kỳ mối quan ngại nào về chế độ ăn uống trong khi mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm?

Tiêu chảy khi mang thai có thể là một mối nguy tới khỏe. Nếu bạn trải qua hơn 3 lần tiêu chảy trong một ngày, đó là dấu hiệu của mất nước. Hãy đi khám càng sớm càng tốt.

Dưới đây là một số lời khuyên về cách chăm sóc cơ thể nếu mẹ bầu bị tiêu chảy:

  1. Uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể.
  2. Nếu không mệt, hãy ăn nhẹ.
  3. Nếu mệt mỏi và không thể ăn, hãy uống đồ uống giàu chất điện giải để thay thế nước và bù khoáng.
  4. Tránh uống sữa tươi, thực phẩm và đồ uống có cafein, thức ăn giàu chất béo, thức ăn khó tiêu hóa và hải sản.
  5. Không nhất thiết phải sử dụng thuốc. Lý do cho điều đó là sau khi thải hết các chất độc và các tác nhân gây bệnh khác từ cơ thể qua phân, tiêu chảy sẽ tự khỏi. Một số loại thuốc giúp ngăn chặn các dấu hiệu tiêu chảy ngay lập tức – nhưng điều đó không tốt. Vì các tác nhân gây bệnh vẫn còn tồn tại trong cơ thể, dẫn đến việc phục hồi lâu hơn.
  6. Nếu nguyên nhân tiêu chảy đã được chẩn đoán là do nhiễm trùng, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức. Hãy nhớ uống thuốc theo đúng đơn thuốc. Nếu bạn được cho dùng thuốc kháng sinh, đừng quên uống đủ liều.
  7. Đừng hoảng sợ – mọi thứ sẽ ổn thôi. Cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt

Các nguyên nhân khác gây tử vong khi mang thai

Source: Pixabay

Ở những nước phát triển như Singapore, các vấn đề nghiêm trọng xuất phát từ việc mang thai và tử vong khi mang bầu là điều không xảy ra thường xuyên. Trên thực tế, theotrang webMD, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ mang thai là bị giết hại do đối tác lạm dụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra còn có nguyên nhân do biến chứng khi mang thai. Một cái chết liên quan đến thai kỳ được định nghĩa như sau:

  • Thai phụ bị chết giữa thai kỳ, hoặc
  • trước khi em bé tròn 1 tuổi do các biến chứng sau sinh hoặc
  • các triệu chứng xuất hiện từ giai đoạn mang thai hoặc
  • triệu chứng xuất hiện từ trước khi mang thai nhưng trở nên xấu hơn do tác động của việc mang bầu

Nếu được chăm sóc y tế thích hợp, nhiều vấn đề từ việc mang thai, sinh con và thời kỳ hậu sản có thể chữa khỏi hoặc hoàn toàn có thể phòng tránh.

Singapore là nước có nền y học phát triển và có đủ nguồn lực để giúp ngăn chặn rất nhiều nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong thai kỳ.

Trong khi ở các nước khác, những nguyên nhân tương tự có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu như dưới đây:

Xuất huyết sau sinh

Xuất huyết sau sinh là hiện tượng người mẹ bị mất quá nhiều máu sau khi sinh.Thông thường, các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm sẽ có thể ngăn chặn việc chảy máu.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng này không được điều trị, thai phụ có thể tử vong do mất quá nhiều máu. Trong tất cả các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong thai kỳ, xuất huyết sau sinh chiếm khoảng 27% trong số đó.

Huyết áp cao và tiền sản giật

Trong hầu hết các trường hợp, tiền sản giật có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm để chẩn đoán huyết áp cao và lượng protein trong nước tiểu.

Các chuyên gia y tế có thể chữa trị và giám sát tiền sản giật nếu có đủ máy móc và thiết bị thích hợp. Cả huyết áp cao và tiền sản giật là những tình trạng nghiêm trọng có thể gây tử vong. Riêng huyết  áp cao chiếm 14% tỷ lệ tử vong liên quan đến thai kỳ.

Nhiễm trùng

Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng, chẳng hạn như phá thai không an toàn hoặc sinh con trong điều kiện không hợp vệ sinh. Thai phụ sau sinh không được vệ sinh đúng cách cũng có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng chiếm khoảng 11% các trường hợp tử vong cho thai phụ.

Những nguyên nhân gián tiếp khác

“Những nguyên nhân gián tiếp” có thể là những vấn đề vốn phát sinh từ trước khi mang thai và bắt đầu trở nên tồi tệ hơn trong suốt quá trình mang thai. Ví dụ như HIV, tiểu đường, thiếu máu hoặc bệnh tim–đều có thể trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Tử vong trong thai kỳ do nguyên nhân gián tiếp chiếm tỉ lệ cao nhất–khoảng 28%.

Làm thế nào để ngăn ngừa tử vong trong thai kỳ?

Một vài cách dưới đây giúp đảm bảo thai kỳ của mẹ bầu suôn sẻ:

  • Thực hành thói quen lối sống lành mạnh, bao gồm:
    • chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý
    • tập thể dục
    • tránh xa ma túy và các chất kích thích khác
    • tránh để bị thương
  • Xử lý các vấn đề về sức khỏe trước khi mang thai
  • Nhờ các chuyên gia y tế tư vấn thời điểm mang thai thích hợp nhất. Đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được tư vấn y tế chất lượng và chăm sóc cho thai kỳ từ phía bác sĩ sản khoa.

Đảm bảo rằng bạn có tình trạng sức khỏe sinh sản tốt nhất trước khi mang thai đồng thời được chăm sóc tiền sản tốt. Tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên cũng sẽ giúp mẹ bầu hiểu thêm bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra và cách thức xử lý những vấn đề này.

Chìa khóa để phòng tránh những bất thường xảy ra trong suốt thai kỳ nằm ở cả thai phụ lẫn sự chăm sóc y tế.

Đây là bài viết về nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong thai kỳ và lời khuyên về các loại thực phẩm an toàn được dịch bởi Kevin Wijaya Oey và được tái bản dưới sự cho phép của theAsiaparent Thái Lan.

Nguồn: sg.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Tử vong chu sinh; Các mẹ hãy dành thời gian tìm hiểu!

Mang thai giả (Pseudocyesis)- Có phải vì quá khao khát được làm mẹ mà chị em tưởng mình đang có thai?

Phụ nữ mang thai có nên uống trà xanh?

Bài viết của

Mecoca