TỰ TRỌNG & ĐỘNG LỰC CHO CON – Trẻ em biết rằng giá trị của chúng xuất phát từ những gì chúng đã làm, thay vì chúng là ai thì sẽ thế nào?
Bạn chắc sẽ luôn suy nghĩ về tương lai của con mình và nói những câu đại loại như,
“Mình không cần con mình phải giàu có hay nổi tiếng – quan trọng con được hạnh phúc.”
Một số phụ huynh muốn con mình cảm thấy tốt về bản thân trước; một số người lại sẽ dạy con cái của mình rằng giá trị bản thân đến từ việc đạt được mục tiêu.
Trong thực tế, một cảm giác tốt của lòng tự trọng là một thành phần thiết yếu của động lực; những đứa trẻ không vui vẻ thì thường sẽ không muốn thành công hoặc thậm chí tin rằng mình không thể thành công.
Lý thuyết tự xác định
Nhiều nghiên cứu hiện tại về động lực con người dựa trên lý thuyết sự tự xác định/ sự tự quyết (selfdeterminationtheory.org) – giả định rằng con người có động lực tự nhiên để khám phá và phát triển, nhưng điều này có thể được tăng cường hoặc giảm bớt bởi các yếu tố bên ngoài như gia đình, xã hội, và văn hoá.
Lý thuyết tự xác định cho thấy động lực có thể là từ trong nội tại hay còn gọi là động lực bên trong (intrinsic) hay ngoại sinh – tức từ hoàn cảnh bên ngoài tác động/ động lực bên ngoài (extrinsic). Nói cách khác, mọi người có thể có động lực để học hỏi và phát triển, vì niềm vui hoặc cảm giác về thành tích mà họ nhận được từ bản thân hoạt động (đó là bản chất – xuất phát từ động lực bên trong của người đó) hoặc vì phần thưởng hoặc hậu quả riêng biệt với hoạt động (do yếu tố bên ngoài, ngoại sinh tác động lên động lực để thực hiện).
Chọn một cuốn sách trong một cửa hàng vì nó trông thú vị là một ví dụ về động lực nội tại. Mua sách để học và vượt qua kỳ thi là một hành động có động lực bên ngoài tác động – đó là động lực ngoại sinh .
Một ví dụ điển hình về động lực bên ngoài và động lực bên trong
Thử nghiệm 1
Người ta mang giấy và chì màu tới cho hai nhóm trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Ở nhóm đầu tiên, họ chỉ đơn giản đưa những dụng cụ này cho bọn trẻ và bảo chúng vẽ. Ở nhóm thứ hai, vẫn là giấy trắng và chì màu, nhưng bọn trẻ được khuyến khích vẽ bằng cách với mỗi bức tranh hoàn thành, chúng sẽ được tặng một món quà, một cái kẹo, hoặc một món đồ chơi chẳng hạn. => Kết quả là ở cả hai nhóm, bọn trẻ đều vẽ một cách tích cực.Thử nghiệm 2
Người ta tiến hành thử nghiệm một lần nữa. Lần này, không còn kẹo hay đồ chơi, cả hai nhóm đều chỉ được giao giấy, chì màu và được yêu cầu vẽ. => Kết quả là ở nhóm thứ nhất, bọn trẻ vẫn rất hào hứng tham gia vẽ tranh, trong khi ở nhóm thứ hai, bọn trẻ thế hiện rõ thái độ không mấy thích thú với việc này nữa.
Đây là một trong những ví dụ điển hình về một động lực nội tại bị biến đổi thành một động lực ngoại sinh.
Phân biệt rõ động lực nội tại và động lực ngoại sinh
Intrinsic motivation – động lực nội tại:
Là những động lực tự nhiên, xuất phát từ bên trong mỗi cá nhân. Con người hành động một cách hiển nhiên bởi bản thân/ bản chất cảm thấy thích thú, hào hứng, hấp dẫn với chính hành động đó, như trường hợp nhóm trẻ thứ nhất ở trên. Những đứa trẻ nhóm 1 không bị yếu tố bên ngoài chi phối việc yêu thích và thể hiện vẽ ngay từ đầu.
Extrinsic motivation – động lực ngoại sinh:
Là những động lực từ bên ngoài, xuất hiện khi chúng ta thực hiện một hành vi nào đó và có các điều kiện hay chịu những tác động từ phía ngoài. Những động lực ngoại sinh thường thấy có thể kể đến là giải thưởng, phần thưởng, thành tích, điểm số… như trường hợp ở nhóm trẻ thứ hai, hoặc có thể là đe dọa, trừng phạt để ép buộc hay khiến người đó phải thực hiện hành vi, hoạt động đó.
Phân biệt hai động lực
Việc xác định được đâu là động lực bên trong và đâu là động lực bên ngoài thực sự rất cần thiết trong tất cả các hoạt động liên quan đến con người, từ giáo dục đến kinh doanh – nhất là đối với giáo dục trẻ em … Cô giáo/ thầy giáo hay cha mẹ có thể giết chết sự yêu thích vẽ, ca hát hay một môn học nào đó hay hành vi nào đó của trẻ với cách dùng sai động lực để khuyến khích trẻ.
Trong thử nghiệm trên đây, có thể thấy rất rõ – người ta sẽ vô tình làm mất đi hứng thú vẽ – nghệ thuật của trẻ, và thậm chí là cả những cơ hội để trẻ phát triển tài năng hội họa của trẻ.
Tuy vậy, không có một lý thuyết nào chứng minh là động lực nào là tốt hơn, nhưng phụ huynh và giáo viên nên hiểu rằng những người có động lực từ bên trong/ động lực bản chất sẽ cần ít thúc đẩy hoặc ít khuyến khích việc học tập hơn, so với các em phải luôn dùng động lực bên ngoài để mong muốn em ấy học tập.
Yếu tố ảnh hưởng đến động lực cá nhân
Ba yếu tố ảnh hưởng đến mức độ động lực của một cá nhân: năng lực, quyền tự chủ và sự liên quan.
Mỗi một trong số đó là nhu cầu cơ bản cho con người, và liệu chúng có được đáp ứng hay không sẽ ảnh hưởng đến động cơ của người đó.
Năng lực/ khả năng chính là động lực để cảm thấy khả năng thành công. Tự chủ có nghĩa là có quyền kiểm soát cuộc sống của chính bạn, có khả năng “là chính mình.” Sự liên quan/ quan hệ – là nhu cầu của con người để tương tác với người khác và hình thành các mối quan hệ.
Xây dựng lòng tự trọng cho con thế nào?
Phụ huynh xây dựng lòng tự trọng của con bằng cách cho con lời khen ngợi thích hợp, đưa ra mức trách nhiệm phù hợp với tuổi của trẻ vào các giai đoạn phát triển, và bằng cách thể hiện tình yêu vô điều kiện với trẻ. Mỗi điều này liên quan chặt chẽ đến nhu cầu phát triển năng lực/ khả năng, quyền tự chủ và mối quan hệ cho trẻ.
Xây dựng và phát triển năng lực / khả năng
Khi một đứa trẻ được ca ngợi vì đã làm tốt, nhu cầu của trẻ về năng lực được đáp ứng. Điều quan trọng là không quá khen ngợi hoặc nói rằng một đứa trẻ đã làm tốt khi thấy rõ ràng là chúng chưa làm tốt.
Một đứa trẻ không chắc chắn liệu lời khen là đúng hay không và sẽ thấy khó khăn hơn để đáp ứng nhu cầu về năng lực sau này trong cuộc sống, vì vậy lời khen phải đúng và chân thật và không được làm quá. Bạn cần phải rõ ràng rằng bạn đang ca ngợi đứa trẻ, chứ không phải chỉ là hành động của trẻ. Nếu một đứa trẻ mang đến cho bạn một bức tranh con tự vẽ,
Nếu bạn nói : Con vẽ đẹp quá, hay Con vẽ giỏi quá
=> Với lời khen này thì sẽ xây dựng sự tự trọng, tư tin – đáp ứng để phát triển về năng lực, nói với họ rằng “Con vẽ đẹp quá” xây dựng lòng tự trọng và đáp ứng nhu cầu về năng lực
Nếu bạn nói: Ồ bức tranh đẹp quá => bạn chỉ dừng ở việc khen bức tranh mà chưa chuyển tải lời khen trực tiếp đến trẻ.
Xây dựng và phát triển quyền tự chủ/ kiểm soát
Trẻ em cần được dạy và giao cho trách nhiệm thích hợp. Điều này có thể thay đổi từ việc yêu cầu trẻ từ khi biết đi “giúp đỡ” những việc nhỏ trong nhà từ lấy cái ly, bỏ rác vào thùng rác, để con tự chọn quần áo mặc….Cho trẻ em một cơ hội để cảm thấy kiểm soát sẽ xây dựng lòng tự trọng và đáp ứng nhu cầu tự chủ của họ.
Xây dựng và phát triển yếu tố quan hệ/ liên quan
Trẻ em cần cảm thấy chúng được yêu thương vì chúng là ai, không phải vì những gì chúng làm cho cha mẹ vui, cha mẹ hài lòng, hay cản giác không được mẹ yêu nữa vì mình làm sai. Tất cả cha mẹ đều yêu con vô điều kiện và cho dù con thế nào đi nữa. Vì thế cha mẹ nhất định phải truyền tải tình yêu vô điều kiện đó cho con hiểu.
Động lực để đạt được dường như đến từ lòng tự trọng, hơn là lòng tự trọng đến từ thành tựu.
Edward Deci và Richard Ryan, hai trong số những nhân vật hàng đầu trong lý thuyết tự quyết, đã xem xét liệu việc đạt được mục tiêu có tạo nên cảm giác tự trị không. Nếu đúng như vậy, thì những người thành công nhất cũng nên là người hạnh phúc nhất.
Trong thực tế, Deci và Ryan thấy rằng lòng tự trọng dựa trên những thành tựu có xu hướng mong manh hơn. Những người căn cứ vào ý thức tự trị của mình về những gì mình đạt được sẽ cần thêm sự yên tâm và so sánh bản thân nhiều hơn với những người khác.
Trẻ sẽ biết được giá trị của chúng xuất phát từ những gì đã làm
Trẻ em biết rằng giá trị của chúng xuất phát từ những gì chúng đã làm, thay vì chúng là ai, sẽ có nhiều khả năng phát triển thành những người lớn không an toàn.
Đôi khi trẻ em cần phải được bảo phải làm gì. Đây là động lực bên ngoài, nhưng nó có thể trở thành nội tâm hóa.
Những một đứa trẻ dọn dẹp phòng của mình bởi vì cha mẹ yêu cầu con làm như vậy – có thể thấy rằng mình thích có một không gian gọn gàng, và có thể phát triển một cảm giác hoàn thành trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Theo thời gian, con có thể thấy mình là một người gọn gàng, đáp ứng nhu cầu tự chủ của mình (là chính mình) bằng cách tự mình dọn dẹp.
Mỗi phụ huynh khỏe mạnh đều muốn con họ vui vẻ và cố gắng hết sức mình. Lý thuyết tự quyết định cho thấy rằng trẻ em đáp ứng nhu cầu của mình về năng lực, tự chủ, và sự liên quan sẽ cảm thấy tốt về bản thân, và do đó sẽ đạt được động lực để phát triển và thành công.
Bài viết biên soạn cho the Asian parents Vietnam
Nguồn tham khảo: Psychologytoday – Childdevelopmentinfo
Hình ảnh – MindMoose
Xem thêm
- Tính khí của trẻ – tại sao cần phải hiểu nó trong việc nuôi dạy con?
- 3 sai lầm khi dạy con rất nhiều bố mẹ phạm phải, gây ảnh hưởng tiêu cực kéo dài đến suốt cuộc đời trẻ!
- Làm sao để dạy trẻ về lòng nhân ái?