Mẹ bầu nằm thế nào để an toàn cho thai nhi trong 9 tháng bầu bí?

Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ ở thời điểm cuối thai kỳ, có ảnh hưởng và quyết định rất nhiều đến khả năng sinh thường hay sinh mổ của mẹ bầu. Đến thời điểm này trẻ đã lớn và không thể xoay trở được nữa, tức là quay đầu xuống dưới.

Tư thế nằm của thai nhi sẽ ảnh hưởng đến hình dáng bụng bầu, ở những tháng cuối thai kỳ thì sẽ tác động đến việc mẹ sẽ sinh thường hay sinh mổ. Mời các mẹ cùng tham khảo bài viết sau để có thêm kiến thức trước khi sinh nhé!

  • Tư thế nằm của thai nhi 3 tháng đầu
  • 3 tháng giữa em bé nằm thế nào?
  • Tư thế của em bé trong tam cá nguyệt cuối cùng
  • Nếu em bé vẫn chưa xoay ngôi thai thuận thì mẹ nên làm gì?

Tư thế nằm của thai nhi 3 tháng đầu

Nhận biết các tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ? Vào thời điểm này, 2 tư thế nằm của thai nhi là nằm ở tư thế đầu ở phía trên và đôi khi lại quay đầu xuống phía dưới.

Theo các bác sĩ sản khoa, vào thời gian này phôi thai sẽ tìm một vị trí thích hợp để bám vào thành tử cung, khi ổn định. Lúc này phôi thai bắt đầu tách thành 2 nhóm: Một nhóm phát triển thành nhau thai và nhóm còn lại hình thành thai nhi.

Bạn có thể chưa biết:

Hình ảnh ngôi thai ngang của thai nhi và những vấn đề liên quan mẹ cần biết

Ngôi thai chưa cố định – Mẹ có nên lo lắng?

Lời khuyên cho mẹ

Các mẹ lưu ý là thai nhi sẽ không ngừng phát triển theo từng tháng và tư thế nằm của thai nhi cũng không cố định ở một vị trí trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu tiên, tư thế nằm của mẹ bầu cũng quyết định và ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Tư thế ngủ tốt cho bà bầu? Ở thời điểm ban đầu này, thai nhi còn nhỏ và lực tác động của em bé lên cơ thể mẹ bầu chưa đáng kể, mẹ vẫn có thể nằm thoải mái, tự do khi ngủ. Nhưng nên tránh những tư thế như nằm sấp, ôm gối ngủ bởi lâu dần có thể thành thói quen.

Mối liên hệ giữa tư thế ngủ của mẹ và tư thế ngủ của thai nhi rất đặc biệt. Vậy nên, ngoài sắp xếp chế độ ăn uống hợp lí, bài tập thích hợp tốt cho mẹ bầu thì các mẹ cần chú ý đến tư thế nằm của mình. Tuyệt đối không nên nằm sấp, việc nằm sấp sẽ gây ra nhiều biến chứng cho trẻ, giảm quá trình lưu thông máu và làm ngưng quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

Tư thế nằm của thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ

Tư thế nằm của thai nhi giai đoạn 3 tháng giữa

Ở 3 tháng giữa kỳ, mẹ có thể tự cảm nhận được đầu thai nhi nằm ở bụng dưới hay bên dưới rốn. Vì lúc này, thai nhi hơi nghịch, đạp liên tục và di chuyển nhiều trong bụng mẹ tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu và sự phát triển nhanh hay chậm của thai nhi. Một số mẹ sẽ cảm nhận được những bộ phận khác của bé sớm hơn những bà mẹ khác cùng tuần tuổi.

Lời khuyên cho mẹ

Để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ một cách tốt nhất, các mẹ có thể lưu ý một số vấn đề như. Trường hợp lượng nước ối quá nhiều hoặc mẹ đang mang thai đôi thì tư thế cần phải nằm nhất lúc này là nằm nghiêng về bên phải. Với tư thế ngủ này mẹ bầu vừa thoải mái, thai nhi vừa có thể đảm bảo, không bị áp lực từ phía tư thế nằm. Nếu trường hợp thai nhi lớn, mẹ bầu thấy nặng nề trong việc di chuyển và nằm thì có thể nằm ngửa. Kết hợp thêm dụng cụ kê chân khi ngủ.

Bạn có thể chưa biết:

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 8 ở vị trí nào là thuận để sinh thường?

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 6 có gì đặc biệt?

Thai nhi nằm sấp có sao không?

Nhiều mẹ bầu khi đi siêu âm thai thường khá lo lắng khi thấy thai nhi nằm sấp và sợ rằng điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến con. Thực tế cho thấy trong khoảng thời gian trước 30 tuần tuổi, tư thế của em bé sẽ thay đổi liên tục do con vẫn còn nhiều không gian để cử động. Vì lẽ đó nên dù em bé nằm sấp hay ngửa hay nằm nghiêng bên nào thì cũng không phải là vấn đề gì nghiêm trọng. 

Tư thế nằm của thai nhi trong 3 tháng cuối kỳ

Tư thế nằm của thai nhi 34 tuần như thế nào? Tư thế nằm của bé trong bụng mẹ ở thời điểm cuối thai kỳ, có ảnh hưởng và quyết định rất nhiều đến khả năng sinh thường hay sinh mổ của mẹ bầu. Đến thời điểm này trẻ đã lớn và không thể xoay trở được nữa, tức là quay đầu xuống dưới.

Càng về cuối, đầu thai nhi càng cứng cáp, đặc biệt khi ở tuần thứ 32 – 34 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ cho mẹ bầu tiến hành thăm dò để xác định vị trí ngôi của thai nhi. Thường thì lúc này thai nhi sẽ nằm đúng ngôi đầu, là ngôi thai thuận nhất để sinh.

Tư thế ngôi thuận

Thai nhi nằm ngôi mông

Tư thế mông là khi thai nhi vẫn ngẩng cao đầu thay vì quay xuống xương chậu của mẹ.

Thai nhi nằm ngôi ngang

Tư thế thai nhi nằm ngang

Tư thế nằm ngang là khi thai nhi nằm ngang trong tử cung. Hầu hết các thai nhi sẽ không ở lại vị trí này trong những tuần và ngày dẫn đến chuyển dạ.

Trong thời gian tam cá nguyệt cuối cùng này, mẹ cần chú ý đi thăm khám thai định kỳ đúng lịch để theo dõi sự phát triển cũng như tư thế nằm của bé. Trong 1 số trường hợp thai nhi chưa quay đầu thì mẹ có thể làm gì?

Nếu bé vẫn chưa xoay ngôi thuận thì sao?

Theo Bác sĩ Vũ Duy Thái – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, mỗi thai sẽ có thời điểm quay đầu khác nhau và phụ thuộc vào số lần mang thai của mẹ. Nếu bầu con so thì đa số em bé sẽ quay đầu vào tuần 34 hoặc 35. Mẹ mang thai con thứ 2 trở đi thì sẽ quay đầu muộn hơn, tuần 36 hoặc 37. Bên cạnh đó, cá biệt có trường hợp tuần 28 em bé đã quay đầu.

Từ tháng thứ 5, mẹ đã có thể biết thai có quay đầu về ngôi thuận hay không qua thăm khám định kỳ. Thường thai sẽ chỉ quay đầu 1 lần duy nhất và giữ tới khi mẹ sinh.

Nếu thai nhi ở tư thế mông sau 36 tuần, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp cephalic bên ngoài (ECV).

Đây là thủ thuật mà bác sĩ sẽ cố gắng xoay ngôi thai nhi bằng tay. Trước tiên bác sĩ sẽ chèn một cây kim nhỏ vào tay người phụ nữ để giãn tử cung. Bác sĩ sẽ dùng tay ở bên ngoài bụng bầu để sẽ nhẹ nhàng điều khiển tư thế bào thai từ nằm nghiêng sang tư thế nằm ngang, sau đó là nằm ngửa.

Có một số lời khuyên dùng thuốc thảo dược và thực hiện các bài tập đặc biệt để giúp em bé trong vòng mông chuyển sang vị trí sinh nở thuận lợi hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng đáng tin cậy để chứng minh rằng bất kỳ phương pháp nào trong số này đều hiệu quả.

Trong những trường hợp thai nhi nằm sai, mẹ bầu phải chịu khó thực hiện một số phương pháp để di chuyển ngôi thai và đảm bảo cho kỳ sinh thành công. Nhưng nếu như sắp đến ngày sinh nở, mà ngôi thai không thể di chuyển trở lại theo vị trí bình thường. Bắt buộc mẹ bầu không thể sinh nở tự nhiên mà phải mổ lấy thai.

Nguồn thông tin: Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải sớm không? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh