Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Tự làm đồ chơi cho bé từ 19 đến 36 tháng tuổi không hề khó. Điều quan trọng là sự sáng tạo và kiên trì của bạn.
1. Cầu đi bộ.
- Cắt những vòng tròn lớn, hình vuông và hình tam giác từ giấy màu và đặt chúng một cách ngẫu nhiên trên sàn nhà.
- Chọn những điểm đích khác nhau và xây dựng các con đường đến đó.
- Hướng dẫn bé chỉ được đi trên những tờ giấy đó để đến đích.
- Khi bé lớn hơn và chơi thành thạo rồi, bạn có thể đặt ra luật chơi là chỉ được đi trên giấy 1 màu hoặc 1 hình cố định.
- Trò chơi này giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, xây dựng sự hiểu biết về hình dạng và màu sắc. Ngoài ra còn rèn luyện khả năng vận động của bé.
2. Đèn pin đồ chơi.
- Chọn một đèn pin với có nút bật và tắt dễ dàng cho bé.
- Tắt các đèn trong nhà, để ánh sáng vừa đủ.
- Bạn có thể chiếu đèn lên tường hoặc cơ thể và để ánh sáng nhảy múa.
- Đưa cho bé làm thử, bé sẽ rất thích thú khi được kiểm soát ánh sáng.
3. Đường hầm.
- Xây dựng những đường hầm từ hộp bìa cát tông hoặc bằng nhựa.
- Đặt các hộp xếp thành 1 hàng và thông với nhau. To nhỏ tùy thích.
- Bò và di chuyển qua các đường hầm này hầu hết các bé đều rất say mê.
- Bạn cũng có thể thiết kế thêm các phòng hoặc cửa ra vào,…
3. Lá sen để “ếch” nhảy.
- Cắt giấy thành những vòng tròn màu xanh lá cây và đặt chúng xuống sàn nhà.
- Tưởng tượng mình là con ếch và nhảy lên chúng (lá sen).
- Hướng dẫn các bé nhảy theo.
- Có thể thiết kế thêm áo choàng ếch hoặc mũ ếch.
- Trò chơi này giúp tăng cường kĩ năng vận động, phát triển tư duy và trí tưởng tượng.
4. Tự làm đồ đựng thức ăn.
- Xếp các thú bông xung quanh và cho bé ngồi trên sàn nhà.
- Dùng giấy nhiều màu, bút lông, kéo, băng dính để cắt ghép, trang trí thành thức ăn, đồ đựng thức ăn giả.
- Đặt các đĩa giấy, bát nhựa, thìa, đồ ăn giả tự làm…bên cạnh.
- Giả vờ như tất cả đều trong gia đình và đang ăn uống.
- Trò này kích thích tư duy và trí tưởng tượng của các bé.
5. Thư và hộp thư.
- Cắt những giấy nhiều màu sắc thành hình vuông và gấp lại như bức thư.
- Viết chữ cái, từ hoặc hình vẽ đơn giản lên nó.
- Đặt chúng khắp phòng và cho bé biết vị trí từng cái.
- Yêu cầu bé lấy một bức thư nào đó và để bé tìm kiếm rồi cho vào hòm thư.
- Tặng phần thưởng mỗi khi bé thành công nhiệm vụ.
- Trò chơi này giúp bé học chữ từ nhỏ, khả năng phân biệt màu sắc và tư duy.
6.Trò chơi đóng vai kĩ sư.
- Tạo cho bé một bàn làm việc từ giấy cát tông.
- Đặt những đồ chơi giả như: gỗ, thước kẻ, đồ điện tử, búa, đồng hồ,…lên đó.
- Giả vờ như mình hỏng đồ gì đó và đưa bé sửa chữa.
- Nên chọn những đồ dễ tháo rời.
7. Bánh sandwich.
- Cắt và trang trí những tấm bìa thành đồ ăn kẹp trong bánh mì sandwich.
- Giả vờ như bé là người bán bánh mì kẹp.
- Bé sẽ xếp chồng các miếng bìa lên như đang kẹp bánh mì với thức ăn.
- Bạn mua bánh và giả vờ ăn bánh.
- Bạn có thể yêu cầu bé chọn lựa loại thức ăn đi kèm với bánh.
- Trò này kích thích sáng tạo, tư duy và khả năng nhận biết các loại thức ăn.
8. Nhà cho chuột.
- Bạn thiết kế một ngôi nhà nhỏ từ bìa cát tông và đặt 1 con chuột giả trong đó (Mickey).
- Giả vờ như bé đang chăm sóc 1 chú chuột.
- Bạn hỏi bé xem chú chuột cần gì và đáp ứng cho nó.
- Trò này giống như chơi búp bê vậy.
- Trò này kích thích bé tưởng tượng, tư duy và phát triển tình cảm.
Trẻ nhỏ luôn thích được chơi và học thông qua các trò chơi, bé có thể phát triển thể chất, trí tuệ và tình cảm. Thay vì mua đồ chơi rất tốn chi phí và không đảm bảo an toàn, bạn có thể tự làm đồ chơi rất thú vị cho các bé giống như trên.
Nguồn – mekheochamcon
Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ chúng trong hộp bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên Facebook và Google+ để cập nhập các thông tin mới nhất từ những theAsianparent.com Viet Nam
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!