Tử cung mở 2cm nhưng không đau bụng thì có nguy hiểm không? Cần phải làm gì trong trường hợp này?

Bước vào những tuần cuối thai kỳ, các cơ ở cổ tử cung sẽ bắt đầu cơ thắt, giãn nở để “luyện tập” cho việc thúc đẩy thai nhi đến gần âm đạo và ra khỏi cơ thể mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tử cung mở 2cm nhưng không đau bụng là trường hợp một số mẹ bầu gặp phải vào đầu quá trình chuyển dạ sắp sinh. Nếu tử cung mở kèm theo nhiều triệu chứng chuyển dạ mà mẹ vẫn không đau bụng thì thai phụ phải đến bệnh viện ngay.

  • Tử cung mở 2cm nhưng không đau bụng phải làm gì?
  • Khi nào cần kích chuyển dạ?
  • Các phương pháp kích chuyển dạ là gì?

Tử cung mở 2cm nhưng không đau bụng phải làm gì?

Bước vào những tuần cuối thai kỳ, các cơ ở cổ tử cung sẽ bắt đầu cơ thắt, giãn nở để “luyện tập” cho việc thúc đẩy thai nhi đến gần âm đạo và ra khỏi cơ thể mẹ. Quá trình co thắt này gây nên các cơ gò tử cung làm cho mẹ bị đau bụng từng cơn. Song song với tình trạng này sẽ là hiện tưởng cổ tử cung bắt đầu mở dần.

Tử cung mở từ 1 – 2 cm là mở đầu của quá trình chuyển dạ (Nguồn: Bệnh viện Long Xuyên)

Tử cung mở từ 1 – 2 cm là mở đầu của quá trình chuyển dạ. Lúc này nếu mẹ bầu không thấy những cơn đau bụng thì có thể là do chỉ mới ở giai đoạn đầu, việc co thắt các cơ tử cung vẫn còn nhẹ. Tuy nhiên, nếu tử cung mở hơn 2 cm, dần chuyển qua giai đoạn chuyển dạ tích cực mà mẹ vẫn không cảm thấy đau, thậm chí đã lố ngày dự sinh nhiều ngày thì cần phải đến bệnh viện ngay.

Cụ thể, một trường hợp mẹ bầu có tình trạng mang thai được 39 tuần 3 ngày, trước đó một tuần cổ tử cung đã mở 2cm, xóa 80%, nhưng khi đo NST thì không có cơn gò nên được bác sĩ cho về nhà theo dõi thêm. Sau đó 2 ngày thai phụ thấy có ra dịch nhầy trắng, có khi to bằng đầu ngón tay nhưng vẫn không bị đau bụng, không ra huyết, cũng không có hiện tượng vỡ ối. Trả lời tình trạng này, Ths. Bs Phan Thanh Bình, Khoa Chăm sóc trước sinh – BV Từ Dũ khuyên rằng “Thai phụ phải nhập viện ngay vì tuổi thai bạn đã trên 40 tuần rồi. Tại viện bác sĩ sẽ có phương pháp gây đau bụng và chuyển dạ sinh”.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhận biết dấu hiệu cổ tử cung sắp mở để chuẩn bị cho thời khắc vượt cạn

Khi nào cần kích chuyển dạ?

Lời khuyên của bác sĩ Phan Thanh Bình đề cập đến phương pháp gây đau bụng và chuyển dạ sinh. Phương pháp còn có tên là kích chuyển dạ, phần lớn với mục đích là khiến bà bầu chuyển dạ sớm, thúc đẩy thai nhi ra đời, kết thúc sớm thai kỳ. Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, phương pháp kích chuyển dạ được chỉ định thực hiện khi thai phụ đã có dấu hiệu vỡ ối nhưng chưa chuyển dạ, chưa có cơn co tử cung hoặc co yếu, cạn ối. Ngoài ra, thai phụ còn được chỉ định kích chuyển dạ khi:

  1. Thai quá ngày sinh.
  2. Mẹ có các bệnh lý tăng huyết áp, tiền sản giật, ung thư cần đình chỉ thai nghén, bệnh tim nhưng chưa suy tim mà ối bị vỡ non, bệnh tự miễn cần phải đình chỉ thai nghén.
  3. Nhiễm khuẩn ối.
  4. Thai có dị tật bẩm sinh nặng có chỉ định đình chỉ thai nghén.
  5. Thai chết trong tử cung.
  6. Thai chậm phát triển trong tử cung.

Khi nào cần kích chuyển dạ? (Nguồn: Vinmec)

Bên cạnh đó, có những trường hợp chống chỉ định gây chuyển dạ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Test không đả kích và/hoặc test đả kích có biểu hiện bệnh lý.
  2. Bất tương xứng thai-khung chậu.
  3. Ngôi bất thường không có chỉ định đẻ đường dưới.
  4. Rau tiền đạo.
  5. Sẹo mổ cũ trên tử cung không có chỉ định đẻ đường dưới.
  6. Sa dây rốn (thai còn sống).
  7. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có chỉ định đẻ đường dưới (herpes sinh dục, sùi mào gà).
  8. Các bệnh lý mạn tính nặng của mẹ như suy tim, tiền sản giật nặng, sản giật… (có thể chỉ định phẫu thuật lấy thai).

Xem thêm:

Sinh con lần hai có đúng ngày dự sinh hay không?

Các phương pháp gây chuyển dạ trong sản khoa

Tóm lại, gây chuyển dạ trong sản khoa là một thủ thuật làm cơn co tử cung xuất hiện. Đối với trường hợp cổ tử cung mở lớn kèm theo vỡ ối nhưng mẹ bầu vẫn không đau bụng, nghĩa là các cơn co thắt tử cung chưa đủ lớn để thực hiện việc đẩy em bé ra ngoài, gây khó khăn cho quá trình rặn đẻ, thì bác sĩ có thể chỉ định kích chuyển dạ bằng các phương pháp sau:

Tách màng ối (Nguồn: Vinmec)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Tách màng ối: Sau khi khám âm đạo, thủ thuật viên sẽ đưa ngón tay vào giữa màng ối và cổ tử cung, đầu ngón tay phải áp sát cổ tử cung để tách màng ối ra khỏi thành cổ tử cung và đoạn dưới tử cung.
  2. Bấm ối: Phương pháp này chỉ thực hiện được khi cổ tử cung đã mở, bằng cách dùng 1 kim chọc dò dài hoặc 1 cành Kocher để gây thủng màng ối, sau đó dùng ngón tay xé rộng màng ối. Có thể bấm ối đơn thuần hoặc kết hợp với truyền oxytocin.
  3. Bóng chuyên dụng: Gây chuyển dạ bằng Prostaglandin (chỉ được tiến hành tại cơ sở có phẫu thuật)
    • PG E1: Không áp dụng ở thai phụ đủ tháng và có thể sống được vì nguy cơ vỡ tử cung và suy thai. Những trường hợp khác phải theo dõi rất chặt chẽ.
    • PG E2: Gây chuyển dạ thuận lợi và an toàn hơn. Chỉ định với những trường hợp có thể đẻ được đường âm đạo, không có sẹo mổ cũ.
  1. Bấm ối kết hợp với truyền oxytocin: Phương pháp bấm ối kết hợp với truyền oxytocin chỉ được tiến hành tại cơ sở có phẫu thuật.

Tử cung mở 2cm nhưng không đau bụng là tình trạng gặp phải ở một vài mẹ bầu vì các cơ tử cung co thắt chưa đủ mạnh. Mẹ bầu cầu xem xét thêm các yếu tố khác như đã có các triệu chứng chuyển dạ thực sự hay chưa, đã quá ngày dự sinh hay chưa để quyết định có đến bệnh viện hay không.

Nguồn thông tin:

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hoanglan