Khi nào mẹ có thể đọc truyện ngắn cho thai nhi? Gợi ý 5 mẫu truyện ý nghĩa nhất để con phát triển nhân cách từ khi còn trong bụng mẹ

Hoạt động kể truyện ngắn cho thai nhi không nhằm mục đích để bé hiểu biết sớm, hiểu hết những câu chuyện bố mẹ kể mà mục đích chính là để em bé sớm tiếp xúc với âm thanh và nhìn nhận thế giới theo cách riêng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đọc truyện ngắn cho thai nhi từ tuần 23 trở đi sẽ giúp kích thích trí não và tăng gắn kết giữa mẹ và em bé trong bụng. Bài viết gợi ý các mẩu truyện phù hợp, mời các mẹ cùng theo dõi nhé

Nội dung bài viết:

  • Thai giáo là gì?
  • Khi nào mẹ có thể bắt đầu đọc truyện ngắn cho thai nhi?
  • Gợi ý những câu chuyện nên đọc cho thai nhi nghe
  • Lưu ý mẹ cần biết khi đọc truyện cho bé

Thai giáo là gì? 

Thai giáo là một phương pháp dạy con từ trong bụng mẹ nhằm mang lại những hiệu quả tích cực giúp cho thai nhi phát triển về trí tuệ và thể lực ngay từ khi còn trong bụng mẹ. 

Thai giáo thông qua các hoạt động đọc sách, kể chuyện cho thai nhi (Ảnh: istockphoto)

Phương pháp thai giáo được thực hiện một cách đơn giản, đó là những giao tiếp của mẹ thông qua những hành động giản dị như: mẹ vuốt ve nhẹ nhàng, nói chuyện cho bé, hát cho bé nghe, đọc truyện cổ tích ngắn cho thai nhi… Những việc làm đơn giản này sẽ kết nối thai nhi với mẹ được tốt nhất, bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương, gần gũi của mẹ.

Mẹ quan tâm

Đọc sách cho con 15 phút mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả thần kì

Khi nào mẹ có thể bắt đầu đọc truyện ngắn cho thai nhi?

Việc kể chuyện cho thai nhi trong bụng mẹ không cần một mốc thời gian hoàn hảo để bắt đầu. Những tháng đầu tiên của thai kỳ, tất cả những gì em bé là làm quen với tử cung và môi trường xung quanh. Theo thời gian, khi em bé phát triển thì sẽ bắt đầu thu nhận âm thanh từ bên ngoài. Điều này sẽ giúp con yêu dễ dàng nghe những bài hát mẹ ngân nga và những lời mẹ nói.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, khi thai kỳ từ 23 tuần trở lên, tức là thời gian kết thúc tam cá nguyệt thứ hai, em bé sẽ phản ứng với giọng nói và mọi hành động khác thường xuyên và rõ ràng hơn. Chưa kể khi thai nhi ở trong môi trường bao quanh bởi nước ối đã tạo ra điều kiện truyền âm rất tốt. Do đó, khi kể truyện ngắn cho thai nhi với âm lượng quá lớn, ba mẹ có thể thấy được sự phản ứng của bé bằng cách chuyển động trong bụng mẹ. Đôi khi còn làm cho mẹ “giật bắn” mình nếu câu truyện khiến bé cảm thấy thú vị.

Đọc truyện cho thai nhi là khoảng thời gian thư giãn của cả gia đình (Ảnh: istockphoto)

Lợi ích của việc đọc truyện cho em bé từ trong bụng

  • Hoạt động kể chuyện không nhằm mục đích để bé hiểu biết sớm, hiểu hết những câu chuyện bố mẹ kể mà mục đích chính là để em bé sớm tiếp xúc với âm thanh và nhìn nhận thế giới theo cách riêng
  • Đọc truyện là cách bộc lộ tình thương cho bé. Bé sẽ có cảm giác thân thuộc, gần gũi với ba mẹ ngay sau khi chào đời
  • Đọc truyện cho thai nhi là phương pháp hiệu quả giúp phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Người mẹ chăm đọc sách sẽ sinh ra những em bé có vốn từ vựng phong phú và có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn
  • Trẻ sẽ được thư giãn khi nghe những câu chuyện do mẹ kể. Bên cạnh đó chính bản thân mẹ cũng được hưởng lợi từ hành động này do mẹ cũng được thư giãn, loại bỏ mọi lo âu phiền muộn trong lúc đọc truyện cho con.

Gợi ý những câu chuyện nên đọc cho thai nhi nghe

Chúng tôi đã sưu tầm những truyện cho thai nhi hay nhất gửi tới các mẹ bầu. Đây là kho truyện ngắn thai giáo đã được chúng tôi tổng hợp và chọn lọc kỹ lưỡng, gắn kết tình yêu của bố mẹ và các em bé

Truyện cổ tích cho thai nhi

Sự tích cây vú sữa

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần bị mẹ mắn đã bỏ nhà đi la cà khắp nơi. Mẹ cậu ở nhà mong ngóng con, một thời gian trôi qua mà vẫn không về, vì quá đau buồn nên người mẹ đã qua đời. Một hôm đi lang thang vừa đói, vừa mệt, lại bị trẻ lớn hơn đánh cậu mới nhớ đến mẹ mình và quay về. Khi cậu quay về thì thấy mọi cảnh vật vẫn như xưa nhưng không thấy mẹ đâu nên khản tiếng gọi mẹ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! Rồi cậu gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.”

Vừa gọi xong, cây xanh cậu bé ôm bỗng run rẫy, những đài hoa bé tí trổ ra, hoa tàn, quả xuất hiện và lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây xanh nghiêng cành một quả to rơi vào tay cậu bé nhưng quá chát, quả thứ hai lại quá cứng, đến quả thứ ba cậu khẽ bóp quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi nứt ra một kẽ nhỏ chảy ra một dòng sữa trắng ngọt và thơm giống như sữa mẹ. Cây xanh rung rinh cành lá và thì thào:

“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.

Cậu bé òa khóc, cậu đã không còn mẹ nữa. Về sau, hạt của cây xanh được mọi người đem về gieo trồng và đặt tên là Cây vú sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thỏ và Rùa

Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một đôi bạn thân sống vui vẻ với nhau là Rùa và Thỏ. Một lần Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn và quyết định sẽ mở một cuộc thi chạy đua. Bắt đầu cuộc đua, Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng, chạy được một quãng đường, sau khi đã xác định bỏ Rùa một quãng khá xa thì Thỏ yên tâm nằm nghỉ ngơi dưới bóng cây mát quen đường.

Còn Rùa mặc dù chạy chậm nhưng vẫn cố gắng chạy, khi đến gốc cây thấy Thỏ đang nằm ngủ ngon giấc Rùa từ từ vượt qua và về đến đích giành chiến thắng. Lúc này, Thỏ mới giật mình thức giấc thì thấy Rùa đã về đến đích, Thỏ biết mình đã thua vì sự chủ quan của bản thân

Cây Tre Trăm Đốt

Một ông già có cô con gái xinh đẹp, trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, vì không muốn mất tiền ông nói với đầy tớ rằng nếu chăm chỉ sẽ gả con gái cho. Cậu đầy tớ làm việc chăm chỉ suốt 3 năm giúp nhà ông mỗi ngày càng giàu có. Nhưng khi nhà giàu ông không giữ lời hứa mà đem gả con gái cho nhà phú hộ ở làng.

Đến lúc sắp đưa dâu ông lại kêu lên và lừa đầy tớ thêm một lần nữa. Ông kêu đầy tớ đi kiếm cho ông một cây tre có trăm đốt đem về đây thì sẽ gả con gái cho. Đầy tớ liền vào rừng đi kiếm, nhưng mãi chẳng thấy, cậu ngồi một chỗ khóc. Một ông bụt hiện lên và giúp đỡ, kêu cậu đi chặt đủ trăm đốt cây tre và chỉ cho câu thần chú ghép các đốt thành một cây tre trăm đốt.

Cậu đầy tớ mừng rỡ vội quay về, khi về đến thì thấy đám cưới đang diễn ra, cậu bèn đem một trăm khúc tre đã chặt rải dưới đất và đọc thần chú cho thành một cây tre trăm đốt. Ông chủ thấy lạ bèn đi ra cầm cây tre lên xem, cậu đầy tớ nhanh chóng đọc thần chú, tay ông chủ bị dính vào cây tre không gỡ ra được, thông gia thấy thế cũng ra xem và cũng bị dính theo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hai người không biết làm thế nào nên van xin đầy tớ thả ra và ông chủ gả con gái cho cậu đầy tớ, từ đó ông chủ và mọi người không ai dám khinh thường cậu nữa.

Truyện ngụ ngôn, truyện thai giáo cho bé

Con quạ và bình nước

Một năm nọ, hạn hán kéo dài, suốt mấy tháng liền trời không có một giọt mưa. Nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả. Một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân.

“Nóng quá!” Quạ nghĩ, “Nếu không tìm được nước uống thì mình sẽ chết khát mất thôi.” Bỗng nhiên, nó nhìn xuống và thấy trên mặt đất có một cái bình. Nó bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước. Thế nhưng miệng bình nhỏ quá, nó đã cố gắng hết sức mà vẫn không uống được một giọt nước nào. Quạ nghĩ bụng: “Không biết phải làm thế nào mới có thể uống được nước đây?” 

Đang tuyệt vọng thì Quạ nhìn thấy một viên sỏi, nó vui mừng nói: “Mình sẽ cho sỏi vào trong bình, nước dâng lên đến miệng bình là có thể uống được rồi.” Thế là, bất chấp cái nắng chang chang, Quạ đi khắp nơi tìm sỏi. Sỏi trong bình càng nhiều, nước trong bình càng dâng lên cao hơn. Đen khi Quạ bỏ viên sỏi cuối cùng vào bình thì nước cũng vừa dâng lên đến miệng. “Tốt rồi!” Quạ vui mừng uống những giọt nước mát lạnh, đây chính là những giọt nước cứu mạng có được nhờ trí thông minh của nó.

Cáo và Cò: truyện thai giáo cho thai nhi

Ngày xửa ngày xưa, có một con cáo rất xảo quyệt. Nó thường giả vờ thân thiện nhưng lại chơi khăm những con vật khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một ngày nọ, cáo gặp một chị cò. Nó kết bạn với cò và ra vẻ thân thiện, mời cò tới nhà ăn tối. Chị cò vui vẻ nhận lời.

Tối hôm đó, chị cò vui vẻ tới nhà cáo như lời mời. Cáo mời cò vào nhà và bưng ra hai bát súp. Nó múc súp ra hai cái đĩa rất là nông! Chị cò không thể nào ăn được súp với mỏ dài của mình, còn cáo thì dễ dàng liếm một loáng là hết đĩa súp. Thấy cò như vậy cáo rất khoái trá nhưng vẫn giả vờ quan tâm hỏi “Sao chị không ăn? Súp không ngon à?”

Chị cò với cái bụng đói meo trả lời: “Ồ súp rất ngon, nhưng tôi bị đau dạ dày và không thể ăn thêm được nữa”.

Thế rồi cò về khi đã cảm ơn cáo, và không quên mời cáo đến nhà ăn tối.

Tới ngày hẹn, cáo tới nhà cò để dùng bữa tối. Sau khi truyện trò, chị cò đi vào bếp để lấy súp. Lần này, chị cò múc súp ra hai cái lọ hẹp với cái cổ rất dài. Cò ăn súp dễ dàng với cái mỏ dài của mình, còn cáo không thể nào ăn được.

Sau khi kết thúc bữa ăn, chị cò nhẹ nhàng hỏi cáo: “Bạn dùng bữa có ngon không?”. Cáo nhớ lại những gì mình đã chơi xấu cò và cảm thấy rất xấu hổ. Nó chỉ biết lắp bắp: “Tôi … tôi phải về đây. Bụng tôi bỗng dưng đau quá!” Rồi cụp đuôi chuồn về trong nỗi nhục nhã.

Ngoài ra, mẹ có thể kể một kết thúc khác cho truyện thai giáo này

Khi Cò mời Cáo đến nhà mình ăn tối. Đầu tiên, Cò bưng ra một lọ thức ăn cao cổ. Cáo nhìn thấy nghĩ thầm: Ồ, hóa ra Cò định chơi khăm lại mình. Nhưng sau đó Cò quay vào bếp và bưng ra một đĩa súp là phần của Cáo. Khi hai con vật đã ăn xong bữa tối ngon lành, Cáo rất ngạc nhiên, nó hỏi Cò:

– Tại sao bạn không đối xử lại với tôi như tôi đã làm với bạn.

Lúc này, Cò mới trả lời: – Ăn miếng trả miếng là việc chỉ có kẻ thù mới làm với nhau, còn chúng ta là bạn.

Và lúc này, Cáo không những cảm thấy vô cùng xấu hổ vì hành vi tồi tệ của mình, nó còn nhận được bài học lớn về tình bạn và sự bao dung nữa.

Nội dung liên quan

Nhạc thai giáo 3 tháng cuối, mẹ nên thai giáo bằng âm nhạc như thế nào cho bé phát triển tốt?

Lưu ý mẹ cần biết khi đọc truyện cho bé

  • Chọn nơi thoải mái và tư thế ngồi thoải mái nhất. Nên ngồi tựa trên ghế hay ngồi trên giường hay gối lười.
  • Không nên “chạy thành tích” mà ráng đọc càng nhiều càng tốt. Điều này là không cần thiết và chi khiến mẹ mệt mỏi. Mỗi ngày thời lượng thích hợp để kể truyện ngắn cho thai nhi tầm 10-15 phút, có thể nên 2-3 lần/ngày.
  • Khi đọc những câu truyện ngắn dành cho thai nhi mẹ cần chuẩn bị một tâm trạng thoải mái nhất để có thể điều chỉnh giọng nói cho phù hợp và truyền đạt tốt nhất đến con. Điều quan trọng khi mẹ kể chuyện cho thai nhi là kết nối tình mẹ con và kiểm tra sức khoẻ của con qua những cú đạp.
  • Mẹ nên đọc những mẩu chuyện có nội dung nhẹ nhàng và nhân văn, đơn giản, dễ hiểu với ngôn ngữ nhịp nhàng, như vậy bé sẽ thích nghe hơn đấy
  • Mẹ có thể đọc lại 2-3 lần cùng 1 mẩu chuyện để thai nhi cẩm nhận được đầy đủ, trọn vẹn nội dung hấp dẫn, kích thích thính giác của bé và gắn kết thêm tình mẫu tử
  • Mục đích lớn nhất của việc đọc truyện cho bé chính là tạo cho bé thói quen đọc sách, để cha mẹ giao lưu với bé, tạo sợi dây kết nối giữa bé và ba mẹ, nên ba mẹ đừng đặt nặng quá vấn đề nội dung, chỉ cần tìm những mẩu chuyện ngắn gọn, nội dung nhẹ nhàng là đủ.

Mẹ nên chọn tư thế ngồi thoải mái nhất (Ảnh: istockphoto)

Ngoài hoạt động kể truyện ngắn đọc cho thai nhi thì mẹ và ba có thể trò chuyện, tâm sự, hát hay chơi nhạc cụ cho con nghe. Những giây phút cả nhà quây quần bên nhau để “giao lưu” với em bé trong bụng mẹ cũng sẽ tạo nên những khoảnh khắc vui và ý nghĩa.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu