6 mũi tiêm mẹ cần thuộc lòng trước khi chuẩn bị mang thai và sinh con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trước khi sinh con nên tiêm phòng gì là thắc mắc của không ít chị em đang trong quá trình chuẩn bị mang thai. Cần tiêm phòng những mũi nào cũng như tiêm vào thời điểm nào là an toàn nhất? Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn, lo lắng, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu khoa học ích nhất.

Có cần thiết tiêm phòng trước sinh không?

Các bác sĩ sản khoa cho biết, đã từng có rất nhiều chị em chưa ý thức được về việc tiêm phòng trước khi mang thai. Thậm chí có nhiều người còn chủ quan cho rằng không tiêm cũng không ảnh hưởng gì tới việc sinh nở sau này.

Trên thực tế, không có một quy định bắt buộc nào yêu cầu bạn phải tiêm phòng cả nhưng … hãy nghĩ đến các nguy cơ sức khỏe không lường có thể xảy ra với cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Không ai có thể đảm bảo người mẹ luôn luôn khỏe mạnh và cũng không bác sĩ nào dám hứa 100% rằng em bé của bạn sẽ chào đời an toàn cho đến ngày dự sinh.

Tiêm vắc xin trước khi mang thai là việc làm cần thiết đối với tất cả mẹ bầu. Vắc xin khi được tiêm vào cơ thể sẽ có tác dụng kích thích quá trình sản sinh kháng thể nhằm chống lại những virus gây bệnh, hay nói cách khác là giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy nếu người mẹ bị ốm thì cũng giảm được lo lắng phần nào về việc thai nhi có khả năng mắc phải những dị tật bất thường.

Trước khi sinh con nên tiêm phòng gì – 6 mũi tiêm mẹ cần biết trước khi mang thai 

1. Vắc xin cúm

Thời gian tiêm: được khuyến cáo tiêm trước thời điểm mang thai tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng.

Tác dụng: Trong 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu mắc những cơn cúm kéo dài thì thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh. Như vậy, tiêm phòng cúm trước khi mang thai nhằm đảm bảo bảo thai có sức khỏe tốt.

Trước khi có ý định mang thai, chị em nên có kế hoạch chích ngừa vắc- xin đầy đủ. Trong trường hợp đã có thai nhưng chưa kịp tiêm phòng, các mẹ bầu có thể tiêm bổ sung một số loại vắc- xin như ngừa cúm dạng bất hoạt.

2. Trước khi sinh con nên tiêm phòng gì? – Sởi – Quai bị – Rubella

Thời gian tiêm: Tối thiểu là 1 tháng và tốt nhất là 3 tháng trước khi mang thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tác dụng: Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị và rubella trong thai kỳ, phụ nữ cần tiêm ngừa sởi quai bị rubella trước khi có em bé. Thông thường bạn nên tiêm trước 3 tháng để không ảnh hưởng đến thai nhi và giúp cơ thể có đủ thời gian tạo kháng thể phòng bệnh.

Lưu ý là vắc xin này tuyệt đối không được tiêm khi chị em đã mang thai. Trường hợp nếu đã tiêm ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai nhưng lại phát hiện có thai trong khi thời gian từ lúc chích ngừa đến lúc mang thai chưa được 1 tháng, thì các thai phụ cần thông báo với bác sĩ sản khoa để được tư vấn theo dõi, chăm sóc thai kỳ.

3. Thủy đậu

Thời gian tiêm: Chị em nên tiêm phòng trước khi mang thai tốt nhất là 5 tháng và tối thiểu là 1 tháng tùy từng loại vắc-xin. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại vắc-xin thủy đậu phù hợp nhất và biết được thời gian có thai an toàn sau khi tiêm phòng thủy đậu.

Tác dụng: Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ và sắp sinh thì biến chứng bệnh thủy đậu khi mang thai cũng có thể từ mẹ truyền sang cho thai nhi, làm bé có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Tiêm phòng sẽ giúp thai nhi ngăn ngừa được nguy cơ này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trường hợp bạn chuẩn bị mang thai nhưng chưa bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng thủy đậu thì cần tiêm phòng 2 mũi vắc-xin thủy đậu, trong đó, 1 mũi tại thời điểm tùy ý và mũi sau cách mũi 1 từ 4-8 tuần. Nếu đã được tiêm phòng thủy đậu 1 mũi hồi nhỏ chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi trước khi chuẩn bị mang thai 03 tháng.

4. Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván

Thời gian tiêm: Thời gian tối ưu để tiêm ngừa bạch hầu – uốn ván – ho gà là từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ và tốt nhất là trong giai đoạn đầu của khoảng thời gian này

Tác dụng: Mũi tiêm này có tác dụng bảo vệ bà bầu và em bé khỏi những bệnh nói trên. Tiêm vắc – xin ngừa bạch hầu – uốn ván – ho gà cho phụ nữ mang thai giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại bệnh ho gà.

Lượng kháng thể trong cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ đạt mức cao nhất trong khoảng 2 tuần sau khi được tiêm ngừa, tuy nhiên cần khoảng 2 tuần để truyền kháng thể cho em bé trong bụng. Do vậy, thời điểm thích hợp nhất để tiêm vắc – xin uốn ván, bạch hầu, ho gà cho bà bầu là giai đoạn đầu trong tam cá nguyệt thứ 3.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Trước khi sinh con nên tiêm phòng gì – Viêm gan B

Thời gian tiêm: Nên tiêm trước khi sinh ít nhất 3 tháng để an toàn cho thai nhi. Trước khi tiêm vắc-xin viêm gan B thì bạn nên thực hiện xét nghiệm để xác định có bị nhiễm virus hay không. Nếu kết quả dương tính thì việc tiêm phòng sẽ không có giá trị.

Tác dụng: Viêm gan B hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy, việc tiêm phòng viêm gan B là điều nên làm, nhất là đối với phụ nữ đang chuẩn bị mang thai vì hệ miễn dịch của chị em hoạt động kém hơn bình thường nên rất dễ mắc bệnh. Trong khi đó, tỷ lệ viêm gan B ở phụ nữ có thai lây sang cho con là khá cao. Do đó, để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi thì mẹ nên tiêm phòng.

6. Uốn ván 

Thời gian tiêm: Tùy thuộc vào số lần mang thai của chị em.

Nếu phụ nữ mới mang thai lần đầu:

Trước đó chưa hề tiêm phòng uốn ván hoặc không tiêm đủ liều vắc-xin thì liều tiêm sẽ bao gồm 2 mũi:

  • Mũi 1: tiêm khi thai được khoảng 20 tuần tuổi trở lên
  • Mũi 2: tiêm sau mũi tiêm thứ nhất ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày

Nếu phụ nữ mang thai lần hai:

  • Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai là <5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì tiêm thêm 1 liều uốn ván khi thai đủ 24 tuần tuổi.
  • Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai >5 năm hoặc mới chỉ tiêm 1 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì nên tiêm cả 2 liều như mang thai lần đầu.

Tác dụng: Những đối tượng có nguy cơ dễ mắc phải uốn ván là những người có vết thương hở ngoài da, đặc biệt là phụ nữ đang trong quá trình chuyển dạ sinh nở, trẻ sơ sinh qua vết cắt rốn, … Vì vậy, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trong thai kỳ sẽ giúp bảo vệ chính bản thân người mẹ và cả trẻ sơ sinh, nhất là nếu chưa từng được tạo miễn dịch trước đó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, nếu có điều kiện, các chị em nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa uốn ván, viêm gan A, viêm phổi do phế cầu, … để bảo vệ sức khỏe của mình trong thai kỳ.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương