Làm thế nào để trở thành những ông bố bà mẹ tuyệt vời?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm cha mẹ là một công việc không hề dễ dàng nhất là trong môi trường sống hiện đại ngày nay. Cha mẹ bận rộn hơn, ít có thời gian đồng hành cùng con. Vậy làm thế nào để trở thành cha mẹ tốt và giúp con trở thành những đứa trẻ tốt? Có rất nhiều cách để cha mẹ định hướng cho con, bài viết dưới đây tập hợp các bí quyết để trở thành những ông bố bà mẹ tuyệt vời mà bất cứ ai cũng nên tham khảo.

Làm gì để trở thành cha mẹ tốt?

1. Đặt giới hạn thông minh

Đặt giới hạn một cách thông minh luôn là điều mà ba mẹ nào cũng nên biết. Vậy làm sao để tạo hàng rào giới hạn nhưng vẫn không tạo khoảng cách giữa các bậc phụ huynh và con yêu? Bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây nhé.

  • Chịu trách nhiệm: Giới hạn giúp trẻ hiểu về thế giới xung quanh, hãy cho trẻ cơ hội để được khám phá thế giới của chúng trong một giới hạn an toàn.
  • Đừng cắt đi đôi cánh của con bạn: Trẻ luôn thích tự do làm điều mình muốn. Vì vậy, khi con bạn tự cất đồ chơi của mình đi, dọn đĩa ăn ra khỏi bàn hay tự mặc quần áo, hãy để con làm theo ý muốn. Trao trách nhiệm cho con là thể hiện sự tôn trọng con mà bậc cha mẹ thông thái nào cũng thực hiện.
  • Đừng cố gắng sửa chữa mọi thứ: Hãy cho trẻ nhỏ cơ hội để tìm ra cách riêng của chúng. Khi cha mẹ nhẹ nhàng chấp nhận thành quả làm việc của một đứa trẻ mà không ngay lập tức lao vào để làm giúp con, đó chính là dạy cho con sự tự lập và kiên cường.
  • Kỷ luật không phải là hình phạt: Thực thi các giới hạn đúng đắn là dạy cho trẻ cách cư xử trong cuộc sống và giúp con trở thành người có kỹ năng, biết quan tâm và kiểm soát.
  • Chọn cách riêng của mình: Trẻ nhỏ không thể tiếp thu quá nhiều quy tắc một lúc. Hãy quên việc tranh luận về những thứ nhỏ nhặt như lựa chọn quần áo cho con hay quá để ý đến từng từ ngữ trong câu nói của con.

2. Tạo nên khoảnh khắc vui vẻ

  • Chơi với con: Hãy để cho con chọn một hoạt động nào đó và đừng qua lo lắng về các nguyên tắc. Hãy để cho con làm chủ trò chơi và theo sự chỉ đạo của con.
  • Đọc sách cùng con mỗi ngày: Hãy bắt đầu ngay từ khi con ở độ tuổi sơ sinh bới các bé luôn thích nghe giọng nói của cha mẹ. Đọc sách cùng cha mẹ không chỉ là một kinh nghiệm gắn kết tuyệt vời mà thiết lập cho con thói quen đọc sách sau này.
  • Lịch trình thời gian hàng ngày: Hãy để con chọn một hoạt động mà cha mẹ và con có thể chơi cùng nhau trong vòng 10 đến 15 phút mà không bị gián đoạn. Đây là cách tuyệt vời để trở thành cha mẹ tốt.
  • Khuyến khích vai trò của người cha: Có lẽ tài nguyên lớn nhất chưa được nhiều gia đình khai thác là thời gian ba  và con bên nhau. Những đứa trẻ được ba thường xuyên quan tâm thường có thành tích học tập tốt hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn và thường đối phó với các tình huống trong cuộc sống đúng đắn hơn.
  • Tạo nên những kỷ niệm ấm áp: Con trẻ có thể sẽ không nhớ nhiều điều cha mẹ đã từng nói với chúng, nhưng sẽ ghi nhớ lại các kỷ niệm với gia đình – như giờ đi ngủ và những buổi tối quây quần cùng nhau.

Để trở thành cha mẹ tốt, hãy tạo không khí vui vẻ ấm áp trong gia đình

3. Trở thành cha mẹ tốt bằng cách là một hình mẫu tốt

  • Hãy là tấm gương để con trẻ học tập: Trẻ luôn học bằng cách nhìn vào người lớn mà người lớn gần chúng nhất không ai khác ngoài ba mẹ. Cư xử đúng mực, tôn trọng, hành vi nghiêm túc sẽ tốt hơn nhiều so với việc dạy con bằng lời nói.
  • Thừa nhận khi mình mắc lỗi: Đây là cách tốt nhất để chỉ cho con cách thức và thời điểm nên xin lỗi.
  • Sống xanh hơn: Chỉ cho con cách bảo vệ và cải thiện môi trường. Hãy lãng phí ít hơn, tái chế, tái sử dụng và tiết kiệm mỗi ngày hay dành một buổi chiều trong tuần tham gia nhặt rác xung quanh khu dân cư nơi gia đình mình sinh sống.
  • Luôn luôn nói sự thật: Đó cũng là cách bạn muốn con cư xử, phải không?
  • Thể hiện tình cảm thương yêu của cha mẹ trước mặt con: Cuộc hôn nhân của cha mẹ chính là ví dụ duy nhất mà con có thể thấy một cách cụ thể về một mối quan hệ thân mật là như thế nào. Vì vậy hãy xem điều này như nhiệm vụ của mình.
  • Tôn trọng sự khác biệt trong suy nghĩ về việc nuôi dạy con: Hỗ trợ và ủng hộ cách nuôi dạy con cái của vợ/ chồng mình – trừ khi nó không phù hợp. Việc bố mẹ chỉ trích hay tranh cãi với nhau sẽ gây hại nhiều hơn cho cuộc hôn nhân, cảm giác an toàn của con trẻ nhiều hơn so với việc chấp nhận sự khác biệt trong quan điểm nuôi dạy con.

4. Biết khen ngợi

  • Hãy khen ngợi thích hợp: Thay vì chỉ đơn giản nói “Con thật tuyệt”, hãy cố gắng cho con một nhận xét tích cực và cụ thể về những gì con đã làm. Ví dụ mẹ có thể nói, “Chờ cho đến khi mẹ nghe xong cuộc điện thoại để yêu cầu mẹ lấy bánh quy thật là khó đối với một đứa trẻ, và mẹ thích sự kiên nhẫn của con.”
  • Cổ vũ những điều tốt: Khi nhận thấy con làm điều gì đó hữu ích hoặc tốt đẹp, hãy cho bé biết bạn cảm thấy thế nào. Đó là một cách tuyệt vời để nuôi dưỡng những hành vi tốt mà sau này con có nhiều khả năng sẽ tiếp tục thực hiện trong tương lai.
  • Tạo tin đồn về những đứa trẻ: Những gì con người tình cờ nghe được thường có sức mạnh hơn nhiều so với những gì được nói trực tiếp. Việc khen ngợi sẽ trở nên hiệu quả hơn khi con bạn tình cờ “bắt” được bạn đang thì thầm khen ngợi con với ông với bà, bố, hoặc thậm chí là con gấu bông của con.

5. Ba mẹ nên tin tưởng chính mình

  • Hãy tin tưởng vào bản năng làm mẹ của mình: Không ai hiểu con bạn hơn bạn. Trở thành cha mẹ tốt chính là làm theo bản năng của mình khi chăm sóc và nuôi dạy con.
  • Biết nói không: Ba mẹ có thể từ chối việc nhận thêm việc tại văn phòng để thay vào đó trở thành trưởng nhóm tình nguyện tại trường của con. Bạn sẽ không bao giờ hối tiếc khi dành nhiều thời gian cho con đâu.
  • Không chấp nhận sự thiếu tôn trọng từ con: Đừng bao giờ cho phép con thô lỗ hoặc nói những điều gây tổn thương tới mình hay bất cứ ai khác. Nếu con làm thế, hãy nói với con một cách nghiêm túc rằng bạn sẽ không tha thứ cho bất kỳ hành động thiếu tôn trọng nào của con.
  • Làm chủ kế hoạch của bạn: Huy động sự hỗ trợ từ những người khác trong việc chăm sóc con như vợ/chồng, ông bà, người giữ trẻ – để có thời gian làm điều mình muốn.

Để trở thành cha mẹ tốt hãy tin tưởng vào chính mình

6. Đừng quên dạy trẻ các kỹ năng xã hội

  • Hỏi trẻ năm câu hỏi về con mỗi ngày: Nghệ thuật trò chuyện là một kỹ năng xã hội quan trọng, nhưng cha mẹ thường quên mất việc này. Hãy hỏi con những câu hỏi như, “hôm nay ở trường có vui không?”; “Con đã làm gì trong bữa tiệc?” hoặc “Con muốn đi đâu vào chiều mai?”
  • Dạy trẻ cách giao tiếp: Hãy dạy con luôn nhìn vào mắt người đối diện khi chuyện trò. Giao tiếp bằng mắt sẽ giúp trẻ tự tin hơn và trở nên quyết đoán hơn.
  • Công nhận cảm xúc mạnh mẽ của con: Khi cơn giận hờn của con kết thúc, hãy hỏi con, “Cảm giác đó thế nào?” và “Con nghĩ mình có thể làm gì để cảm thấy tốt hơn?”, sau đó hãy lắng nghe con. Trẻ sẽ nhanh chóng trở lại bình thường sau cơn thịnh nộ dễ dàng nếu cha mẹ để con nói ra những điều trong lòng.

7. Dạy con lòng biết ơn

  • Chỉ cho con cách trở thành một công dân có trách nhiệm: Luôn tìm cách giúp đỡ người khác. Trẻ sẽ có được ý thức về giá trị bản thân bằng cách tham gia các hoạt động tình nguyện trong cộng đồng.
  • Đừng nuôi một đứa trẻ hư: Hãy ghi nhớ rằng mỗi đứa trẻ là một kho báu, nhưng không có nghĩa là đứa trẻ đó là trung tâm của vũ trụ.
  • Nói về ý nghĩa của việc trở thành một người tốt: Ví dụ, khi đọc truyện cho con trước khi đi ngủ, hãy hỏi bé xem các nhân vật trong chuyện là người tốt hay xấu và lý do tại sao.
  • Giải thích cho con tại sao giá trị lại quan trọng: Câu trả lời đơn giản nhất là khi ai đó tốt bụng, hào phóng, trung thực và tôn trọng người khác, người đó sẽ khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy vui vẻ. Quan trọng hơn, chính bản thân cảm thấy tốt về mình.
  • Thiết lập một “vòng tròn biết ơn” vào mỗi bữa tối: Từng người quanh bàn ăn thay phiên nhau nói về những người đã hào phóng và tốt bụng với mình ngày hôm đó. Nghe có vẻ ngô nghê, nhưng điều này làm cho tất cả mọi người cảm thấy biết ơn.

8. Đừng quá căng thẳng về bữa tối

  • Nấu một món lặp lại nhiều lần: Nếu con từ chối một món ăn mới, đừng từ bỏ hy vọng. Có thể bạn phải nấu món đó đến lần thứ 6, 8 hoặc thậm chí 10 con mới chịu ăn và trở nên thích món đó.
  • Tránh ép trẻ ăn: Một đứa trẻ khỏe mạnh theo bản năng sẽ biết mình cần ăn bao nhiêu. Nếu con không muốn ăn bất cứ món nào trong bữa cơm, hãy để mặc con.
  • Dành thời gian ăn ít nhất 1 bữa ăn gia đình mỗi ngày: Ngồi xuống bàn ăn cùng nhau là cách để mọi người kết nối mà bữa tối chính là thời gian để mọi thành viên chia sẻ những câu chuyện vui trong ngày hoặc kể về một trò đùa ngớ ngẩn. Điều đó cũng giúp con có thói quen ăn uống lành mạnh.
  • Hãy để con chọn thực đơn: Mỗi tuần một lần, cho phép con chọn thực đơn cho bữa tối và nấu theo thực đơn đó.

9. Luôn nói yêu con

  • Yêu thương các con của mình như nhau: Đối xử với chúng một cách công bằng, hãy nhớ rằng mỗi trẻ đều có tính cách và cá tính riêng.
  • Nói yêu con bất cứ khi nào bạn muốn: Ngay cả khi nói điều đó tới 743 lần một ngày. Một đứa trẻ không thể bị làm cho hư hỏng bởi quá nhiều lời yêu thương và nụ cười. Con cái không phải là vật sở hữu của cha mẹ, chúng chỉ cho bạn “mượn” một thời gian mà thôi. Trong những năm ngắn ngủi đó, hãy cố gắng hết sức để giúp chúng lớn lên trở thành người tốt.
  • Thưởng thức từng khoảnh khắc: Vâng, làm cha mẹ là công việc mệt mỏi nhất trên đời này. Tuy nhiên, dù cho nhà cửa có đang là một mớ hỗn độn, đồ giặt chất đống, và bao nhiêu việc cần tới tay bạn xử lý thì chỉ cần một nụ cười của con trẻ, mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng nhẹ nhàng. Hãy tận hưởng khoảng thời gian tuyệt đẹp này bởi nó sẽ không kéo dài mãi mãi đâu!

Hãy luôn nói yêu con, con sẽ cảm nhận được tình cảm của cha mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

10. Tăng cường hoạt động trí não & thể chất

  • Dạy bé cách ra dấu hiệu: Một đứa trẻ không nói chuyện không có nghĩa là bé không muốn nói điều gì. Những dấu hiệu đơn giản mà bé sử dụng có thể giúp bạn biết con cần gì và thậm chí con cảm thấy tốt như thế nào trước khi trở nên trầm lắng không nói chuyện. Sử dụng các dấu hiệu bằng những động tác cơ thể có thể là cách hay để giải quyết vấn đề của con.
  • Hạn chế thiết bị điện tử trong nhà: Nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng những trẻ có phòng ngủ chứa tivi thường khó ngủ hơn, ngủ ít hơn, có điểm số thấp hơn và kỹ năng xã hội kém hơn so với những đứa trẻ mà phòng ngủ của chúng không đặt tivi.
  • Cho trẻ vận động: Nghiên cứu mới nhất cho thấy sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ có liên quan đến mức độ vận động của chúng. Khi còn nhỏ, hãy cho bé nằm sấp nhiều hơn để vận động nhiều hơn, để trẻ tập đi thay vì đi xe đẩy và tạo cơ hội cho trẻ lớn hơn tập thể dục.

Lời khuyên để trở thành cha mẹ tốt

Hơn ai hết, ba mẹ là những người giành sự quan tâm hàng đầu cho thiên thần bé nhỏ của mình. Các lời khuyên dưới đây có thể giúp đơn giản hóa “quá trình” làm ba mẹ của bạn đấy:

  • Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ
  • Bảo vệ răng miệng cho con: Khuyến khích con chải răng hai lần mỗi ngày với một chút kem đánh răng có fluoride sẽ bảo vệ con khỏi sâu răng.
  • Lưu ý về sự an toàn: Không bao giờ được để trẻ dưới 5 tuổi trong bồn tắm một mình, đảm bảo ghế ô tô được lắp đặt chính xác, luôn giúp con đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp hoặc ngồi trên xe máy.
  • Nghe lời bác sĩ: Việc kê đơn thuốc kháng sinh có thể gây ra cho con các vấn đề sức khỏe trầm trọng hơn và làm tăng cơ hội tạo ra siêu vi khuẩn chống lại việc điều trị.Vì thế, ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trở thành cha mẹ tốt là điều mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn. Lời khuyên cho bạn là hãy tự tin vào bản năng làm cha mẹ tuyệt vời của mình để dẫn lối con trong cuộc sống nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mecoca