Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ bị bệnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Số liệu từ WHO cho thấy hàng năm dịch bệnh sốt xuất huyết cướp đi sinh mạng của 22.000 người. Trong số đó, trẻ em vẫn chiếm đa số do bệnh tiến triển nặng rất nhanh. Vậy bố mẹ cần làm gì để bảo vệ con khỏi dịch bệnh này? Làm thế nào để nhận biết triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em? Cách chăm sóc trẻ khi không may mắc bệnh cũng như cách phòng ngừa. Cùng theasiaparent tìm hiểu rõ những thông tin này nhé!

Những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn cái Aedes Aegypti. 4 - 6 ngày sau khi trẻ bị nhiễm virus, sẽ xuất hiện các triệu chứng qua 3 giai đoạn.

1. Giai đoạn bệnh khởi phát

Sốt là triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết ở trẻ em trong giai đoạn bệnh khởi phát. Tuy nhiên, nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt do trẻ bị cảm cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp. Vì thế, nếu thấy bé sốt cao đột ngột trên 38 độ và liên tục, bố mẹ cần lưu tâm.

Bên cạnh đó, nếu quan sát kỹ sẽ thấy trên da trẻ xuất hiện các đốm màu đỏ ở dưới chân lông. Ngoài ra, bệnh còn có các biểu hiện khác như:

  • Trẻ nhỏ thì quấy khóc, bỏ bú, chán ăn, nôn trớ, mệt mỏi.
  • Đối với trẻ lớn hơn, con sẽ nói cho bạn biết trẻ bị đau đầu, đau hốc mắt, nhức mỏi khớp và cơ. Một số bé còn bị xuất huyết đường tiêu hóa, đi ngoài ra máu.

Trẻ sốt cao đột ngột và liên tục

2. Giai đoạn nguy hiểm

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau khi trẻ mắc bệnh là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Ở giai đoạn này, virus Dengue làm hệ miễn dịch bị suy yếu, số lượng bạch cầu, tiểu cầu giảm đáng kể. Kèm theo đó là những dấu hiệu khác như sưng phù bụng do bị thoát huyết tương, tràn dịch màng phổi, gan to, hốc mắt phù nề. Nếu huyết tương bị thoát nặng, trẻ sẽ có các biểu hiện như bứt rứt, vật vã, đầu lạnh, tiểu ít, tụt huyết áp,...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kèm theo đó, trên về mặt da trẻ xuất hiện những mảng bầm tím ở mặt trước của cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, đùi, bụng, hai bên sườn. Nghiêm trọng hơn trẻ còn bị xuất huyết niêm mạc, chảy máu mũi, chảy máu chân răng.

Xuất hiện các đốm đỏ trên da

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Giai đoạn phục hồi

Nếu được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực, sau 2 - 3 sau giai đoạn nguy hiểm, trẻ sẽ dần phục hồi. Lúc đó nhiệt độ cơ thể trẻ bắt đầu giảm, trẻ có cảm giác thèm ăn, khát nước. Khi làm các xét nghiệm sẽ thấy số lượng tiểu cầu, bạch cầu tăng dần lên.

Cách chăm sóc trẻ

Khi phát hiện trẻ nhiễm bệnh sốt xuất huyết, bố mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời. Ngoài việc tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng.

Mẹ nên cho bé uống nhiều nước, nên là nước đun sôi để nguội. Bổ sung các loại nước trái cây như dừa, cam, chanh, hoặc cháo loãng pha muối để bổ sung chất điện giải. Cho trẻ ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu hóa, dinh dưỡng cân bằng. Và nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Cho trẻ ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu hóa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có vacxin phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết. Vì thế, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là loại bỏ vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Để bảo vệ các con, các bậc phụ huynh nên lứu ý:

  • Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, tiêu diệt lăng quăng bằng cách đậy kín những dụng cụ có chứa nước đang sử dụng.
  • Thả cá cá bảy màu, cá sóc, cá rô phi, cá chép, cá lê Argentina,...
  • Úp các dụng cụ chứa nước không dùng đến.
  • Nên cho trẻ mặc quần áo dài để tránh muỗi đốt.
  • Ngủ trong mùng kể cả ban ngày

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ