Giun kim là bệnh thường có thể xảy ra ở mọi lưới tuổi. Nhưng thường thấy nhất là ở trẻ em. Trị giun kim cho trẻ dưới 2 tuổi là một vấn đề các bậc cha mẹ cần phải nắm vững và có biện pháp đúng.
Hiểu thế nào về bệnh giun kim ở trẻ nhỏ
Ký sinh trùng giun kim có tên khoa học là Enterobius vermicularis là loại giun nhỏ như cây kim. Vì vậy chúng được gọi là giun kim. Chủ yếu giun kim bị lây nhiễm qua đường ăn uống hay qua hậu môn. Khi trẻ ăn phải trứng giun kim thì sẽ bị nhiễm.
Giun đực và giun cái thường giao phối với nhau trong ruột người. Sau khi giao phối, giun đực sẽ chết. Giun cái sẽ mang trứng đã thụ tinh ra rìa hậu môn. Một con giun cái có thể đẻ đến 10,000 trứng hoặc hơn. Có khi lên đến 16.000 đơn vị trứng. Sau khi đẻ trứng, giun cái cũng sẽ chết. Trứng của giun kim sẽ phát triển rất nhanh và sau đó nở thành ấu trùng. Các ấu trùng giun kim có thể bị lây nhiễm vào người ngay cả ở nhiệt độ cao đến nhiệt độ 300C, và có thể tồn tại ngoài môi trường đến 8 giờ.
Nhiễm bệnh giun kim khiến trẻ chậm lớn, ốm yếu và quấy khóc, biếng ăn và nôn ói. Khi nghi ngờ trẻ bị nhiễm bệnh giun kim, bố mẹ nên tìm hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Sau đây sẽ là một số gợi ý về cách trị giun kim cho trẻ dưới 2 tuổi.
Các triệu chứng bệnh giun kim
Đối với trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm giun kim, triệu chứng thường thấy nhất là trẻ quấy khóc không có lý do rõ ràng. Thường trẻ sơ sinh bị nhiễm giun kim sẽ quấy khóc ban đêm, nguyên nhân chủ yếu là do ngứa hậu môn. Trong trường hợp quấy khóc, phụ huynh cần kiểm tra hậu môn và khi xem kỹ có thể sẽ thấy giun kim cái ở chung quanh hậu môn của bé.
Việc để ý các triệu chứng này và xác định việc nhiễm giun kim là rất quan trọng. Nếu không phát hiện sớm, giun kim có thể chui vào ruột thừa gây ra viêm ruột thừa. Giun cũng có thể sẽ chui vào âm đạo đối với các bé gái và gây ngứa ngáy và bội nhiễm. Trẻ bị nhiễm giun kim thường bị gầy, lâu ngày sẽ bị còi cọc, kém phát triển. Vì vậy trị giun kim cho trẻ dưới 2 tuổi là rất cần thiết.
Một số biện pháp phòng ngừa và điều trị giun kim cho trẻ dưới 2 tuổi
Bố mẹ cần phải quan tâm đến các biện pháp vệ sinh môi trường tại nhà, tại nhà trẻ và nơi công cộng. Tránh để các trẻ sơ sinh bò lết trên nền nhà, giường chiếu. Cần giữ vệ sinh quần áo cho trẻ và nhất là tránh mặc chung quần áo. Khi trẻ đi đại tiện, cần phải có biện pháp vệ sinh hậu môn cho trẻ. Mặc quần không có đũng cũng là một nguy cơ đối với bệnh giun kim. Khi trẻ bị nhiễm giun nặng còn có hiện tượng sốt nhẹ, bạn nên hạ sốt và lau mát để trẻ thấy thoải mái hơn.
Trẻ em dưới hai tuổi, theo các thống kê, thường bị nhiễm giun kim qua tật mút ngón tay. Nếu trường hợp con em chúng ta bị nhiễm thói quen mút ngón tay mà chưa bỏ được, các bậc phụ huynh cần bảo vệ vệ sinh cho ngón tay các bé thường mút. Mút tay là một đường lây nhiễm giun kim có khả năng cao.
Khi phát hiện trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm giun kim, việc khám bệnh và quyết định tẩy giun cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ vì trẻ dưới 2 tuổi thường rất hạn chế trong việc dùng thuốc. Trên mạng thường đề cập đến thuốc Mebendazole. Tuy nhiên, Mebendazole không được sử dụng cho trẻ dưới hai tuổi. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý. Một số bài thuốc dân gian chữa giun kim cũng hiệu quả, tuy nhiên cần phải có kiến thức mới có thể sử dụng.
Xem thêm:
- Mẹ nên cho con ăn gì khi con ốm
- Trẻ bị táo bón-ba mẹ nên làm gì
- Tăng cường đề kháng của con từ 1 tuổi