Giải đáp thắc mắc: Trẻ uống siro ho có tiêm phòng được không?

Trẻ vừa khỏi bệnh không thể tiêm phòng là một quan niệm sai. Giai đoạn phục hồi sau khi khỏi bệnh không có bất kì ảnh hưởng đến tác dụng của vắc-xin.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ uống siro ho có tiêm phòng được không là một trong những thắc mắc của các phụ huynh khi gần đến lịch tiêm phòng cho con của mình. Bởi trẻ nhỏ thường hay mắc các bệnh ho, sổ mũi, tiêu chảy… là điều không thể tránh khỏi. Vậy để giải đáp thắc mắc này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Siro ho cho trẻ có thành phần gì?

Trẻ nhỏ hay bị ho là điều không thể tránh khỏi với các nguyên nhân gây ho khác nhau. Mỗi nguyên nhân sẽ có từng loại thuốc-siro ho thích hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay, trên thị trường có hai loại siro ho cho trẻ. Một loại có thành phần gốc từ thảo dược, còn lại có thành phần nguồn gốc hóa dược. Siro ho có nguồn gốc từ thảo dược sẽ an toàn và ít tác dụng phụ hơn so với loại có nguồn gốc hóa dược. Theo trung tâm FDA tại Mỹ khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc-siro ho có thành phần tân dược dextromethorphan và codein cho trẻ dưới 6 tuổi.

Vậy nhìn chung siro ho cho trẻ không phải là thuốc kháng sinh. Nó không gây tác dụng mạnh lên cơ thể của trẻ hay có thể để lại các tác dụng phụ đáng lo ngại khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những quan niệm sai lầm khi tiêm phòng cho trẻ nhỏ

  • Các bậc cha mẹ hay có quan niệm sai về việc trẻ đang uống kháng sinh không được tiêm phòng. Thật chất, kháng sinh không hề gây ảnh hưởng đến bất kì loại vắc-xin nào. Ngoại lệ hiếm hoi xuất hiện sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ khi khám cho trẻ nhỏ.
  • Trẻ đang mắc bệnh không thể tiêm phòng là không đúng lắm. Với các bệnh nhẹ ở trẻ nhỏ như cảm ho sổ mũi, tiêu chảy nhẹ không sốt, viêm tai giữa hay chỉ ấm đầu đều có thể tiêm phòng bình thường. Đặc biệt, trẻ có bệnh mạn tính (gan, phổi, tim…) lại càng cần được tiêm phòng.
  • Trẻ vừa khỏi bệnh không thể tiêm phòng là một quan niệm sai. Giai đoạn phục hồi sau khi khỏi bệnh không có bất kì ảnh hưởng đến tác dụng của vắc-xin.
  • Trẻ bị nhẹ ký hay sinh non không tiêm phòng được cũng là quan niệm sai. Lịch tiêm phòng được lập ra theo nghiên cứu về độ tuổi không liên quan đến cân nặng của trẻ. Trẻ sơ sinh nặng dưới 2 kg khi cần vẫn tiêm phòng viêm gan B bình thường nhưng hiệu quả có thể giảm. Đặc biệt, trẻ bị suy dinh dưỡng lại càng cần được tiêm phòng hơn nữa.
  • Việc trẻ đang bị dị ứng không tiêm phòng được cũng không đúng lắm. Chỉ trẻ bị phản ứng mạnh với các thành phẩn của vắc-xin mới không thể tiêm được. Nếu trẻ chỉ dị ứng nhẹ hoặc dị ứnng với các thành phần không có trong vắc-xin thì vẫn tiêm bình thường.

Trẻ uống siro ho có tiêm phòng được không ?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Tiêm ngừa là điều mà bất kì trẻ em nào cũng cần thực hiện để đảm bảo sức khỏe. Trẻ nhỏ trong độ tuổi tiêm chủng rất thường gặp triệu chứng ho và được chỉ định sử dụng siro ho. Đây không phải là thuốc kháng sinh, các thành phần trong siro ho không gây nên bất kỳ ảnh hưởng nào đến vắc xin nên trẻ đang uống siro ho vẫn tiêm ngừa được. Tuy nhiên, trước khi tiêm ngừa, bác sĩ sẽ khám sàng lọc, đánh giá tình trạng của trẻ và chỉ định tiêm hay hoãn tiêm tùy trường hợp cụ thể để đảm bảo an toàn cho trẻ .

Những trường hợp chống chỉ định tiêm phòng ở trẻ nhỏ 

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, một số trường hợp trẻ cần được hoãn tiêm phòng bao gồm:

– Trẻ đang sốt cao >37,5oC hoặc hạ thân nhiệt <35,5oC

– Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma) có nguy cơ viêm nhiễm toàn thân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch (có nước) màng phổi…, nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính…)

– Trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, nhưng còn đang trong thời kỳ hồi sức.

– Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.

– Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi (≥40mmHg).

Các trường hợp cần hoãn tiêm phòng cho bé

  • Bé đang gặp tình trạng suy giảm các chức năng như suy tim, suy thận, suy hô hấp…
  • Mắc các bệnh ác tính hoặc đang bị nhiễm trùng.
  • Trẻ sốt cao trên 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt thấp dưới 35,5°C.
  • Đã từng sử dụng các thuốc có globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B).
  • Vừa mới kết thúc điều trị sử dụng corticoid liều lượng cao.
  • Đã hóa trị hoặc xạ trị trong vòng 14 ngày trở lại.
  • Mắc bệnh bẩm sinh ở các cơ quan cơ thể như tim, phổi đường tiết niệu….
  • Trẻ mắc bệnh ung thư nhưng chưa ổn định.

Trẻ uống siro ho có tiêm phòng được không? Câu hỏi thắc mắc của các bậc ba mẹ có lẽ đã được giải đáp qua bài viết trên. Tuy nhiên, việc trẻ được tiêm phòng theo lịch hay phải hoãn sẽ được quyết định bởi bác sĩ. Bởi vì trước khi tiêm phòng thì trẻ nhỏ bắt buộc phải được thăm khám sàng lọc các ba mẹ nhớ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Anh Nguyen