Làm cách nào để trẻ ngủ ngon giấc một mạch xuyên đêm mà không tè dầm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ tè dầm vào ban đêm khiến cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên ít ai biết rằng, trẻ tè dầm vào ban đêm xuất phát từ chính những thói quen cha mẹ đã tập cho con. Mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

Chứng tè dầm ở trẻ nhỏ

Hiện tượng này là gì?

Tè dầm là một hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ em và thường gây không ít rắc rối cho các phụ huynh. Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ, tè dầm ảnh hưởng đến hơn 5 triệu trẻ em ở độ tuổi 5-6. Tè dầm cũng xảy ra phổ biến hơn ở bé trai. Hầu hết trẻ em trong độ tuổi đang lớn đều có thể dễ bị tè dầm.

Làm gì khi trẻ tè dầm vào ban đêm?

Theo TS.BS Từ Thành Trí Dũng, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, tè dầm là tình trạng tiểu không kiểm soát. Xảy ra trong khi ngủ hoặc khi thức giấc hoặc cả hai. Với tần suất ít nhất 2 lần mỗi tuần trong 3 tháng ở các trẻ đã đủ lớn (trên 5 tuổi), đủ nhận thức để kiểm soát việc đi tiểu.

Phân loại

Chứng tè dầm ở trẻ nhỏ thường được chia ra làm 2 loại:

Tè dầm tiên phát: Tức là trẻ đái dầm từ bé đến lớn và liên tục, chiếm khoảng 90% các ca bệnh tè dầm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tè dầm thứ phát: Có một khoảng thời gian trẻ không tè dầm nhưng sau đó lại mắc chứng tè dầm.

Do di truyền: Một số gia đình bố hoặc mẹ có tiền sử bị bệnh tè dầm, thì có khoảng 40% con cái họ cũng sẽ bị. Còn nếu trong một gia đình có cả bố lẫn mẹ bị mắc bệnh, thì sẽ có khoảng 70 – 75% con cái họ sẽ bị mắc chứng này.

Cách khắc phục chứng tè dầm ở trẻ

Hạn chế uống chất lỏng trước khi ngủ

Trước khi trẻ đi ngủ, bạn không nên cho bé uống nhiều chất lỏng. Nếu để bàng quang của bé rỗng, bé sẽ không tè dầm nữa. Một vài giờ trước khi ngủ, bạn nên khuyên bé không uống nhiều nước, nước trái cây hoặc sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đi vệ sinh trước khi ngủ

Bạn có thể rèn cho con mình thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Điều này giúp bé không còn cảm giác muốn đi tiểu mỗi đêm. Hãy nhắc nhở bé mỗi tối trước khi ngủ. Bé sẽ tự khắc dần dần hình thành thói quen về sau này.

Trẻ tè dầm vào ban đêm

Không cho trẻ ăn kẹo vào buổi tối

Ngoài việc tránh sâu răng, một lý do khác để bé không nên ăn kẹo hay bất cứ thứ gì có vị ngọt vào buổi tối là có thể giúp ngăn ngừa tè dầm. Bạn cũng nên nhắc nhở bé hạn chế dùng các thực phẩm có chất bảo quản và thành phần nhân tạo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ăn nho khô và các loại hạt

Một số phụ huynh đã nhận thấy hiệu quả khi cho con ăn nho khô và một số loại hạt trước khi đi ngủ. Các món ăn nhẹ này sẽ giúp bé không buồn tè trong suốt cả đêm. Ngoài ra, chúng còn cung cấp cho cơ thể chất béo, vitamin, khoáng chất.

Ăn chuối

Một trong những cách đơn giản nhất để tránh khỏi hiện tượng tè dầm là cho trẻ ăn 2-3 quả chuối mỗi ngày. Chuối rất giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Một hiện tượng làm bé dễ buồn tiểu vào ban đêm. Các chuyên gia cho rằng táo bón có thể gây áp lực lên bàng quang, từ đó dễ khiến bé tè dầm.

Khuyến khích trẻ bằng một phần thưởng

Cha mẹ có thể áp dụng cách dùng một món phần thưởng để khuyến khích con không đái dầm. Đó có thể là một cuốn truyện, những miếng dán sticker hay một món đồ chơi nhỏ. Trẻ sẽ có động cơ và cố gắng rèn thói quen cho chính mình sao cho không bị tè dầm và ban đêm nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ hay tè dầm vào ban đêm

Một số lời khuyên cho việc tập đi tiểu ban đêm

  • Chú ý xem bé đã sẵn sàng chưa. Ban đêm bé có cảm thấy thoải mái để xuống giường và vào nhà tắm một mình không.
  • Dùng tấm trải chống thấm cho nệm
  • Mỗi ngày đều vào nhà vệ sinh một lần trước khi đi ngủ. Khuyến khích bé vào nhà vệ sinh ngay khi vừa thức dậy. Việc này sẽ giúp bàng quang bé quen giờ giấc.
  • Nên kiên nhẫn vì việc này không có gì quá lớn, từ từ bé sẽ làm được.

Tổng hợp cho theAsianparent Việt Nam

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh