Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có phải bị viêm phổi

Nếu con thở mạnh và nhanh mà không có kèm theo các dấu hiệu bất thường đi kèm thì mẹ có thể thực hiện một cách dưới đây giúp con dễ chịu hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có thể là do bệnh viêm phổi, viêm phế quản hay các bệnh về đường hô hấp. Do đó, bố mẹ cần đưa con đi khám để được điều trị kịp thời. Hãy đọc bài viết này để biết thêm thông tin mẹ nhé.

  • Những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng
  • Nguyên nhân nào khiến bé thở nhanh và mạnh?
  • Một số dấu hiệu nguy hiểm trẻ sơ sinh thở mạnh mẹ cần đưa con đi khám ngay
  • Mẹ phải làm gì khi con thở nhanh và mạnh?

Những điều bố mẹ cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng

Dưới đây là tư vấn chuyên môn của Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long về vấn đề trẻ thở mạnh bụng phập phồng.

Theo bác sĩ, triệu trứng triệu chứng trẻ sơ sinh thở mạnh và nhanh được xác định thông qua cách đếm nhịp thở và quan sát phần bụng và lồng ngực chuyển động khi trẻ thở. Thở nhanh và mạnh được bác sĩ nhận định có khả năng cao là bệnh viêm phổi.

Triệu chứng trẻ em thở mạnh được Tổ chức Y tế thế giới xác định như sau:

  • Từ 60 lần/ phút với trẻ dưới 2 tháng tuổi
  • Nếu từ 50 lần/phút với trẻ 2 tháng – 12 tháng tuổi
  • Từ 40 lần/phút với trẻ 1-5 tuổi

Bố mẹ cần đếm nhịp thở bình thường của con là một nhịp hít vào thở ra không gắng sức. Chú ý, với trẻ sơ sinh bố mẹ cần đếm nhịp thở khi con không quấy khóc. Cần đếm liên tục trong vòng 1 phút bằng đồng hồ có kim giây. Bố mẹ không được tuỳ tiện đếm nhịp thở 20 giây rồi nhân lên 1 phút.

Khi đếm nhịp thở của trẻ, bố mẹ cũng cần chú ý đến biểu hiện phần bụng của con như thế nào? Nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi thở mạnh trên 70 lần và bụng phập phồng thì đây có khả năng cao là bệnh viêm phổi nặng. Vì vậy, bố mẹ cần đưa con đi khám ngay tại các bệnh viện chuyên khoa nhi uy tín.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi

Nguyên nhân nào khiến bé thở nhanh và mạnh?

Một số nguyên nhân được xem là điển hình dưới đây đã gây nên tình trạng bé thở mạnh bụng phập phồng. Các mẹ cùng tìm hiểu để có biện pháp can thiệp kịp thời nhé.

  • Trường hợp, bé thở nhanh và mạnh với các dấu hiệu suy giảm dần về sức khỏe, nhịp thở. Cụ thể là sự không ổn định và làn da bé dần tím tái lại. Trẻ được chẩn đoán là có thể mắc các bệnh về hô hấp như viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
  • Nguyên nhân thứ 2 là do hệ hô hấp của trẻ chưa ổn định và thường thở bằng mũi. Tuy nhiên, lúc này trẻ đang bị nghẹt mũi, tắc mũi vìnước mũi tồn đọng bên trong, dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh khò khè.
  • Thứ 3 là do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yêu nên chưa thể kiểm soát được hơi thở của bản thân. Theo đó, trẻ cũng dễ dàng bị cúm và việc thở trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Nguyên nhân gây nên tình trạng bé thở mạnh bụng phập phồng có thể do hệ hô hấp của trẻ chưa ổn định

Một số dấu hiệu nguy hiểm trẻ sơ sinh thở mạnh mẹ cần đưa con đi khám ngay

Nếu trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh nhưng không liên tục hay chỉ trong một thời gian ngắn hết. Bên cạnh đó, con vẫn tăng cân đều đều và chế độ ăn uống bình thường thì bố mẹ không nên quá lo lắng.

Nhưng với một số biểu hiện bất thường đi kèm dưới đây thì bố mẹ chớ có chủ quan. Nên đưa con đi khám ngay tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bé bỏ bú hay bút ít chưa được 1/2 lượng sữa mà con hay bú
  • Trẻ ngủ li bì và bố mẹ khó có thể đánh thức con dậy chơi
  • Trẻ bị sốt là dấu hiệu mà bố mẹ cần phải đưa con đi khám ngay lập tức
  • Bé thở nhanh và mạnh kèm theo thở khò khè thì bố mẹ cũng nên đưa con đi khám. Bởi đây được xem là biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản. Nếu để bệnh nặng thì sẽ có nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho sức khoẻ của con.
Trẻ bỏ bú, sốt , ngủ li bì cùng biểu hiện thở mạnh thì mẹ cần đưa con đi khám ngay

Mẹ phải làm gì khi con thở nhanh và mạnh?

Nếu con thở mạnh và nhanh mà không có kèm theo các dấu hiệu bất thường đi kèm thì mẹ có thể thực hiện một cách dưới đây giúp con dễ chịu hơn.

1. Thay đổi tư thế ngủ cho con

Các mẹ có thể đổi tư thế ngủ cho con để hệ hô hấp hoạt động dễ dàng hơn. Sau đó, mẹ có thể lắng nghe tiếng thở của con khi thay đổi tư thế có thuyên giảm hay thay đổi gì không. Nếu bé vẫn thở mạnh và nhanh thì rất có thể con đang mắc bệnh về đường hô hấp.

2. Vệ sinh mũi cho bé

Mẹ vệ sinh mũi cho bé sẽ giúp con loại bỏ chất nhờn, bụi bẩn nên con cảm thấy thoải mái hơn khi thở. Các bậc phụ huynh nên nhớ giữ cho khoang mũi của con sạch sẽ chính là cách tốt nhất để ngăn ngừa một số bệnh về đường hô hấp. Mẹ chỉ cần rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý từ 2-3 lần/1 tuần. Nếu con đang bị bệnh thì có thể thực hiện rửa mũi 2 lần/1 ngày để hỗ trợ điều trị bệnh lý con đang gặp phải.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hướng dẫn rửa mũi cho bé sơ sinh

  • Đặt bé nằm trên giường, nghiêng đầu sang 1 bên. Mẹ hãy kê đầu cho bé với một chiếc khăn mỏng nhưng lưu ý là không nên kê cao quá, sẽ làm cho nước muối sinh lý chảy ngược ra khi chưa vệ sinh được mũi cho con. Lót 1 chiếc khăn mỏng ở cổ con để thấm nước mũi chảy ra ngoài;
  • Đưa đầu thuốc vào mũi bé, nhỏ 1 đến 2 giọt, chờ một vài phút để chất nhầy trong mũi được làm loãng. Tiếp theo đó mẹ hãy dùng tăm bông, nhẹ nhàng thấm hút chất dịch bên trong mũi;
  • Sau khi thấm sạch dịch mũi, nếu thấy mũi con chưa thông thoáng, mẹ có thể tiếp tục nhỏ mũi. Lưu ý là thao tác thật nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến niêm mạc mũi mỏng manh của con;
  • Sau cùng, mẹ hãy dùng khăn mềm và lau bên ngoài lỗ mũi con.

Trẻ sơ sinh thở mạnh và nhanh kèm theo biểu hiện bụng phâp phồng khiến nhiều mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, các mẹ cần phải bình tĩnh xác định đúng bệnh lý để có thể hỗ trợ 1 cách tốt nhất giúp con mau khỏi bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen