Trẻ sơ sinh thở khò khè là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có khoảng 25-30% trẻ sơ sinh sẽ gặp phải tình trạng này trong một giai đoạn nào đó. Khoảng 40% xuất hiện khi trẻ ở độ tuổi lên 3 và gần 50% vào lúc 6 tuổi. Nguyên nhân phổ biến nhất là hen suyễn, dị ứng, nhiễm trùng và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Nội dung bài viết:
- Sự thật về hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè, tại sao hiện tượng này lại phổ biến?
- Khi nào mẹ nên đưa bé đi khám?
- Các nguyên nhân hiếm gặp
- Điều trị và các biện pháp chăm sóc trẻ thở khò khè
Sự thật về trẻ sơ sinh thở khò khè
- Nhiều bậc cha mẹ rất sợ khi họ nghe thấy tiếng thở khò khè của bé, nhưng thực ra nó rất phổ biến.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có xu hướng thở khò khè hơn người lớn. Vì ở lứa tuổi này, phế quản có kích thước còn nhỏ, lại dễ bị co thắt, phù nề ảnh hưởng tới đường thở.
- Một số điều kiện di truyền và dị tật bẩm sinh có thể khiến bé sơ sinh thở khò khè.
Có phải mẹ đang tìm:
Tại sao thở khò khè phổ biến ở trẻ em?
Phổi trẻ em nhỏ hơn, có sức đề kháng đường hô hấp thấp hơn. Phổi trẻ nhỏ đàn hồi kém, đường dẫn khí ít, vì vậy chúng dễ bị tắc nghẽn hơn người lớn.
Triệu chứng khò khè khác nhau có ý nghĩa gì?
- Bệnh suyễn hoặc dị ứng là nguyên nhân phổ biến gây thở khò khè ở trẻ sơ sinh.
- Nếu thở khò khè là theo mùa hoặc xảy ra khi bé tiếp xúc với một môi trường cụ thể, chẳng hạn như khói bụi hoặc ô nhiễm không khí, nguyên nhân có khả năng nhất là do hen suyễn hoặc dị ứng.
- Nếu thở khò khè bắt đầu đột ngột, nó có thể là kết quả của nhiễm trùng đường hô hấp hoặc hít phải dị vật.
- Thở khò khè kéo dài từ khi sinh cho thấy bé có khả năng bị dị tật bẩm sinh.
- Trẻ em thở khò khè liên tục và bị các bệnh hô hấp tái phát cần được xét nghiệm xơ nang, rối loạn chuyển hóa máu và rối loạn vận động nhung mao nguyên phát.
Nguyên nhân phổ biến khiến thở khò khè ở trẻ sơ sinh
Dị ứng
Nếu bé bị dị ứng với chất gì đó, chẳng hạn như phấn hoa hoặc bụi, cơ thể của bé sẽ coi chất đó như một vật thể lạ, và hệ thống miễn dịch lập tức phản ứng. Quá trình này làm cho đường hô hấp bị thu hẹp, có nghĩa là không khí bị ép xuyên qua một không gian nhỏ hơn. Và tiếng khò khè sinh ra từ đó.
Hen suyễn
Trẻ bị hen suyễn có đường hô hấp nhạy cảm nên dễ bị viêm khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích và gây kích ứng, chẳng hạn như khói thuốc lá hoặc ô nhiễm không khí. Điều này dẫn đến thở khò khè, ho, khó thở và tức ngực. Các triệu chứng có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm.
Bác sĩ chuyên khoa II Đặng Thị Kim Huyên, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh mạn tính của đường hô hấp. Bệnh thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa, khi có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm.
Thở khò khè là 1 trong các dấu hiệu của hen suyễn, đi kèm theo đó là khó thở, nặng ngực, ho tái đi tái lại, có thể nghe thấy tiếng thở rít, khò khè của bé.
Có nhiều nguyên nhân làm khởi phát cơn hen suyễn của trẻ như trẻ tiếp xúc với lông thú, khói thuốc lá, hóa chất, nhiễm trùng, nhiễm siêu vi đường hô hấp, trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, thay đổi thời tiết. Đây là bệnh cần phát hiện và xử lý sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng về sau.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Đây là tình trạng axit trong dạ dày trào lên thực quản hoặc đường dẫn thức ăn. Một lượng nhỏ chất lỏng này có thể bị hít vào phổi, gây kích ứng và sưng các đường hô hấp nhỏ, khiến bé thở khò khè.
Thường xuyên cho bé ợ hơi trong khi cho ăn, đặt bé ngồi thẳng lưng trong ít nhất 30 phút sau ăn để làm giảm nguy cơ bị GERD. Thông thường trẻ sơ sinh sẽ vượt qua tình trạng này khi được 1 tuổi.
Nhiễm trùng
- Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị tại nhà, nhưng cần chú ý nếu con có các triệu chứng bất thường.
- Một số bệnh nhiễm trùng vùng ngực có thể dẫn đến trẻ sơ sinh bị khò khè khó thở. Chúng bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp dưới, chẳng hạn như viêm tiểu phế quản và viêm phổi.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên, còn được gọi là cảm lạnh thông thường, cũng có thể gây ra tiếng ồn khi thở nhưng sẽ không gây khò khè trừ khi đường hô hấp dưới bị ảnh hưởng.
- Ở hầu hết các em bé, những bệnh nhiễm trùng thông thường sẽ tốt lên sau khi điều trị tại nhà, nghỉ ngơi và ăn nhiều chất lỏng.
- Một số ít trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ có các triệu chứng, bao gồm thở khò khè, ho khan và nôn sau khi cho ăn.
Khi nào cha mẹ nên đưa con đi khám?
Cha mẹ nên đưa con đi khám nếu đứa trẻ dưới 12 tuần tuổi, có vấn đề về sức khỏe, đang khó thở, ăn kém, không đi tiểu trong hơn 12 giờ hoặc thân nhiệt tăng cao .
Đặc biệt nếu bé bị nhợt nhạt hoặc ra mồ hôi, lưỡi hoặc môi chuyển màu xanh, hoặc có những khoảng ngừng thở dài cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay lập tức.
Các triệu chứng của viêm phổi có thể phát triển đột ngột, trong vòng 24-48 giờ hoặc có thể xảy ra trong vài ngày. Các triệu chứng viêm phổi bao gồm:
- ho
- khó thở
- nhịp tim nhanh
- sốt
- đổ mồ hôi
- run rẩy
- kém ăn
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ viêm phổi, nhưng hầu hết là do virus, phương pháp điều trị duy nhất là hỗ trợ, nghỉ ngơi và ăn nhiều chất lỏng.
Nguyên nhân hiếm gặp của thở khò khè ở trẻ sơ sinh
- Chứng loạn sản phế quản phổi (BPD): một tình trạng mãn tính thường phát triển ở trẻ sinh non đã thở máy vì phổi kém phát triển. Em bé bị BPD có thể cần thở oxy sau khi xuất viện.
- Nếu bé hít phải dị vật, và nó cản trở đường hô hấp, bé có thể thở khò khè, ho hoặc nghẹt thở. Điều này có thể xảy ra trong khi ăn hoặc chơi. Lúc này người lớn nên đặt bé ở tư thế thẳng lưng và tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp.
Để ngăn chặn nghẹt thở xảy ra, trẻ em dưới 4 tuổi không nên cho ăn đồ ăn như bỏng ngô, đậu phộng, kẹo cứng, những miếng xúc xích hoặc trái cây lớn.
Có phải mẹ đang tìm:
Trẻ em dưới 3 tuổi không được chơi đồ chơi có bộ phận nhỏ vì có nguy cơ trẻ nuốt gây nghẹt thở.
Nếu trẻ bị thở khò khè từ khi mới sinh, lý do có thể là do bẩm sinh. Tình trạng bẩm sinh có thể bao gồm:
- bất thường mạch máu bẩm sinh
- xơ nang
- bệnh suy giảm miễn dịch
- rối loạn vận động nhung mao nguyên phát
- dị tật khí quản- phổi
- rối loạn chức năng dây thanh quản
Điều trị khò khè ở trẻ sơ sinh
Bởi vì có lý do khiến bé thở khò khè, điều trị phải phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Bác sẽ có thể sẽ để mẹ chăm sóc bé ở nhà nếu con khò khè do những nguyên nhân thông thường.
Các biện pháp chăm sóc tại nhà khi trẻ sơ sinh thở khò khè
- Vệ sinh mũi, họng cho bé sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi.
- Giữ ấm cho trẻ: chủ động giữ ấm cho trẻ để hạn chế bé sổ mũi, tránh việc các bé hay khịt vào, làm cho nước mũi chảy vào cuống họng gây ra ho.
- Sử dụng máy làm ẩm không khí: loại máy này giúp tăng thêm độ ẩm cho không khí. Nó giúp nới lỏng bất kỳ tắc nghẽn nào trong đường hô hấp, có khả năng làm giảm thở khò khè.
- Cho bé uống nhiều nước: nếu trẻ bị thở khò khè do nhiễm trùng, cần cung cấp nước đầy đủ cho bé. Đảm bảo em bé có đủ chất lỏng để tạo chất nhầy giúp làm sạch mũi.
Trẻ sơ sinh thở khò khè là hiện tượng khá phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng mẹ cần phải theo dõi sát sao. Nếu phát hiện con thở dốc hoặc da, môi tím tái cần nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: Những biến chứng thường gặp do hen suyễn ở trẻ em – vnexpress.net
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi mẹ phải làm sao đây?
- Trẻ sơ sinh bị trớ sữa – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
- Những căn bệnh phổ biến nhất mà bé sơ sinh có thể bị lây nhiễm vi rút gây bệnh từ chính cha mẹ