Trẻ sơ sinh hay nôn trớ - Nguyên nhân và cách khắc phục

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cha mẹ có biết nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh nôn trớ? Và cách điều trị như thế nào thì hiệu quả lại không ảnh hưởng đến con? Cha mẹ cùng theo dõi nhé!


Vì sao trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ?

Trẻ sơ sinh nôn trớ khá phổ biến. Có đến gần 1/2 trẻ sơ sinh bị trớ thường xuyên.

Hiện tượng trớ – hay còn gọi là trào ngược – thường sẽ chấm dứt khi các bé được 4 tháng tuổi (hoặc muộn hơn một chút khi 6 – 7 tháng tuổi). Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa có thể là:

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị trớ?

Trẻ bị ọc sữa sinh lý

Khi trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu. Các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no. Sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ sơ sinh hay bị trớ.

Ọc sữa bệnh lý

Ọc sữa đi kèm những triệu chứng khác thường có thể là dấu hiệu bệnh lý như: các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng; một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh bị trớ sữa, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một điều đáng lưu ý là trẻ không chỉ ọc sữa mà còn bị giật mình kèm co giật trong lúc ngủ, vặn mình thì người mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của mình vì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang thiếu canxi.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ do hẹp môn vị

Hẹp môn vị là một bệnh hiếm gặp hơn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh trên ba tháng. Về cơ bản, đó là một tình trạng ở trẻ sơ sinh ngăn chặn thức ăn đi vào ruột non. Cơ nằm ở cuối dạ dày chỗ tiếp nối với hành tá tràng bị dày lên, khiến thức ăn không thể xuống ruột hoặc xuống rất hạn chế. Chứng hẹp môn vị thường xuất hiện ở trẻ khoảng một tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh nôn trớ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ nên làm gì để giảm nôn trớ cho bé

  1. Chia nhỏ khẩu phần của bé

So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Để tránh tình trạng “phun trào”, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần, giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.

  1. Không để bé nằm ngay sau khi bú sữa

Trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Nếu lúc này, mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng nôn trớ rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay. Tốt nhất, mẹ nên tìm cách cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.

  1. Cho bé bú đúng cách

Trẻ sơ sinh nôn trớ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể mẹ không biết, nhưng cách bạn cho bé bú cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Với những bé bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến bé bị nôn trớ. Tương tự, những bé bú bình không đúng cách sẽ “hút” vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể. Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.

Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú mẹ, bạn chỉ nên cho bé bú từ từ. Tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình. Không để khí “len lỏi” vào dạ dày bé.

  1. Tư thế ngủ đúng cho bé

Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ. Chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.

  1. Nói “không” với khói thuốc

Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé cưng tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên cố gắng hạn chế, không cho bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc.

  1. Bổ sung canxi cho bé

Nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.

Khi nào mẹ cần đưa bé đi khám

Bé càng lớn mà tình trạng nôn trớ càng nghiêm trọng thì đừng do dự, hãy đưa bé tới bác sĩ ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần tới bệnh viện ngay:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đau bụng quằn quại
  • Bụng trướng
  • Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích
  • Co giật
  • Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng
  • Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày)
  • Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ.

Một chút máu tươi khi nôn trớ thường không đáng lo ngại bởi đó là do các mao mạch ở thực quản bị xước khi phản xạ nôn quá mạnh.

Cha mẹ nên nhớ tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ là hoàn toàn bình thường, không có gì đáng lo ngại. Chỉ trừ những trường hợp nghiêm trọng quá (có dấu hiệu ở trên) hoặc trẻ nôn trớ quá nhiều lần trong ngày thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để kịp thời có biện pháp điều trị cho trẻ.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh