Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp như: Điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của bé, quấn bé trong một chiếc chăn mỏng…để cải thiện giấc ngủ của trẻ.
- Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc về đêm?
- Bí quyết giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
- Những việc mẹ nên tránh để bé ngủ ngon hơn mỗi đêm
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc về đêm?
- Bé bị đói: Dạ dày trẻ sơ sinh khá nhỏ và sữa rất nhanh tiêu nên bé thường nhanh đói. Nếu bé không được cho bú đủ thì khả năng bé ngủ không sâu và thức giấc sẽ rất cao.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Nếu bị thiếu canxi, kẽm, trẻ thường ngủ không sâu giấc. Trẻ sơ sinh hay quấy đêm hay, bị giật mình, bứt rứt khó chịu trong lúc ngủ.
- Trẻ bị ướt tã: Ngủ trong tình trạng tã bị ướt sẽ khiến trẻ không được thoải mái. Từ đó trẻ sơ sinh khóc đêm và khó ngủ.
- Môi trường xung quanh tác động: Tiếng ồn hay ánh sáng mạnh cũng có thể làm bé khó ngủ, khiến trẻ sơ sinh ngủ ít. Do đó, khi bé ngủ mẹ nên giữ không gian yên tĩnh, thoải mái với ánh sáng phù hợp.
- Trẻ bị ốm (bệnh): Thời tiết thay đổi dễ khiến trẻ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cúm… Trẻ bị ốm sẽ thường xuyên mệt mỏi, lười bú, bú kém và khó ngủ.
Mẹ có thể quan tâm:
Bí quyết giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
Không để bé bị đói trước khi ngủ
Khi chiếc bụng đã được lấp đầy, bé sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Bé sẽ tự thức giấc khi cảm thấy đói bụng và đòi bú, thường là sau 3 tiếng. Nếu quá 3 tiếng mà bé không thức dậy thì mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để cho bé bú. Tránh được tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh.
Quấn bé trong một chiếc chăn mỏng
Nhớ là chăn mỏng mẹ nhé, nếu trời lạnh thì mẹ có thể quấn cho bé một lớp chăn dày hơn. Nhưng khi trời nóng, mẹ chỉ nên quấn hờ 1 lớp chăn mỏng hoặc đắp chăn ngang bụng bé là được. Như thế, sẽ tạo cảm giác an toàn cho bé như hồi còn được ở trong bụng mẹ vừa không lo bé bị hầm bí hoặc đổ nhiều mồ hôi, từ đó bé cũng sẽ ngủ sâu hơn.
Điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của bé
Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long “ Các trẻ mới sinh do chưa phân biệt được ngày đêm cũng như chưa quen với môi trường bên ngoài nên có thể sẽ ngủ vào ban ngày và thức giấc nhiều ban đêm. Để cải thiện tình trạng này mẹ nên tập cho bé phân biệt được ngày và đêm. Bằng cách, vào ban ngày, mẹ hãy vui chơi, trò chuyện, giữ cho bé tỉnh táo càng lâu càng tốt, luôn để ánh sáng vào phòng. Ngược lại, khi về đêm mẹ nên giữ không gian yên lặng khi trẻ bú cữ đêm, giữ phòng tối và yên tĩnh”.
Tập cho con thói quen ngủ nhiều vào ban đêm và ngủ ít vào ban ngày (phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé)
Ban đêm: cho trẻ ngủ từ 21h, nếu trẻ có đói thì khoảng 3h sáng cho trẻ bú sữa, rồi sau đó ngủ đến 7 – 8h sáng.
Ban ngày: cho trẻ sơ sinh ngủ từ 10 – 11h trưa rồi cho trẻ dậy chơi một chút. Đến khoảng 12h thì cho trẻ ngủ tiếp khoảng 1 tiếng.
Ru ngủ bé bằng âm nhạc
Âm nhạc sẽ làm dịu đi tinh thần của bé, đặc biệt là giọng nói của mẹ, cho nên trước khi ngủ, mẹ có thể hát ru cho bé, điều này giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi được nghe thấy giọng nói quen thuộc. Khi đã quen với điều này, trẻ sẽ tự động hình thành phản xạ có điều kiện. Mỗi khi mẹ hát thì bé sẽ biết rằng đã đến giờ đi ngủ.
Chú ý đến nhiệt độ phòng của trẻ sơ sinh
Nhiệt độ phòng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Nhiệt độ phù hợp nhất trong phòng trẻ sơ sinh là 27-28 độ C. Nếu mẹ bước vào phòng mà thấy nóng và toát mồ hôi thì là nhiệt độ đã được điều chỉnh đúng. Còn nếu ba mẹ thấy mát thì bé sẽ thấy lạnh đấy.
Mẹ có thể quan tâm:
Những việc mẹ nên tránh để bé ngủ ngon hơn mỗi đêm
Không nên nói chuyện khi bé thức giữa giấc
Nhiều cha mẹ thấy con mở mắt lại nựng nịu, nói chuyện, vỗ về nghĩ là con sẽ ngủ tiếp. Nhưng chính điều này khiến bé bị đánh thức mạnh hơn, tỉnh táo hơn, bé sẽ “tiếp chuyện” với bạn và không còn tập trung ngủ. Tình trạng này sẽ lặp lại vào nhiều ngày sau dẫn tới thói quen thức giữa giấc.
Không nên cho ăn quá no trước giờ ngủ
Nhiều mẹ quá cứng nhắc về giờ ăn của bé. Những thức ăn quá giàu protein trước khi đi ngủ cũng khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nên ngủ không ngon. Đồ uống lợi tiểu khiến bàng quang của trẻ căng tức nhanh hơn nên phải thức giấc. Vì vậy không nên cho trẻ nhỏ bú hoặc ăn quá no, ăn đồ lợi tiểu trước khi đi ngủ.
Bố mẹ tạo thói quen phải dỗ con mới ngủ
Nếu bố mẹ ru dỗ con ngủ, bé sẽ không học cách tự ngủ. Bé có thể khóc đòi thứ mình muốn, chẳng hạn sự chú ý của bố mẹ, rồi mới ngủ lại. Đặt bé xuống giường khi con buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn, bé sẽ học cách tự ngủ, thậm chí cả lúc thức giấc giữa đêm.
Nguồn tham khảo: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm
- Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ ngon? Các bước hướng dẫn chi tiết giúp con ít quấy khóc, dễ đi vào giấc
- Tổng hợp những bài hát ru giúp bé ngủ ngon giấc
- 9 bí quyết để mẹ không quá mệt vì dỗ con ngủ trong năm đầu đời