Trẻ sơ sinh ngủ ít và hay ngọ nguậy khi ngủ thì có phải là dấu hiệu bất thường không? Vì độ tuổi này bé cần ngủ đủ giấc để có thể phát triển khỏe mạnh, tăng cân và khôn lớn. Và mẹ nên làm gì để trẻ ngủ được đủ giấc?
Thời gian ngủ của bé sơ sinh trong 12 tháng đầu tiên thay đổi như thế nào?
Thường ở giai đoạn đầu mới sinh, thời gian dành cho giấc ngủ hầu như chiếm toàn bộ tổng thời gian trong ngày. Thông thường bé sẽ có giấc ngủ kéo dài từ 13,5 đến 16 tiếng mỗi ngày. Trong đó ban đêm thường kéo dài 8 đến 11 tiếng.
- Từ 1-3 tháng đầu thời lượng ngủ 16 tiếng/ngày trong đó ban đêm ngủ 8 tiếng
- 3-6 tháng tiếp thời lượng ngủ giảm còn 15 tiếng/ngày, ban đêm ngủ 10 tiếng
- Từ 6-9 tháng thời lượng ngủ giảm còn 14 tiếng/ngày, tối ngủ 11 tiếng
- Từ 9-12 tháng tuổi thời lượng còn 13,5 tiếng/ngày, tối ngủ 11 tiếng.
Vào ban đêm, bé có thể thức dây khá nhiều lần, mỗi lần thức từ 30-60 phút. Chủ yếu là để bú sữa hoặc do tã bỉm bị ướt. Nhưng những biểu hiện này thường nằm trong 1 đến 2 tuần đầu tiên. Còn sau đó hiện tượng này sẽ giảm dần và mất hẳn khi bé tròn 4 – 5 tuần tuổi.
Mối nguy hiểm khi trẻ sơ sinh ngủ ít
Ở độ tuổi này, giấc ngủ với trẻ có ý nghĩa rất đặc biệt. Nó sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, chiều cao ở trẻ. Nếu trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ ít trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển não bộ và chiều cao.
Đặc biệt, trẻ cần được ngủ sâu vào 22h – 24h – 2h vì đây là thời điểm hormon phát triển chiều cao tiết ra nhiều nhất. Nếu trẻ bỏ lỡ, con có thể sẽ không cao như những trẻ khác.
Trẻ sơ sinh ngủ ít sẽ dẫn tới việc sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh và trong một số trường hợp có thể gây ra hội chứng đột tử. Các nhà khoa học vẫn đang đau đầu tìm kiếm nguyên nhân chính xác của tình trạng này, nhưng nhiều khả năng có mối liên quan giữa chứng đột từ, tình trạng ức chế hô hấp với tình trạng ngủ ít, thiếu ngủ.
Những lý do làm trẻ sơ sinh ngủ ít
Trẻ sơ sinh ngủ ít hơn bình thường có thể không có một lý do nào. Ngoài ra, một số trường hợp dưới đây có thể khiến cho bé yêu của mẹ ngủ ít:
Trẻ bị đói, khát nước
Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ và sữa là thức ăn dễ tiêu nên trẻ thường nhanh đói. Đặc biệt khi trẻ được bú không đủ hoặc nhu cầu bú của trẻ tăng. Đây là lý do phổ biến nhất khiến trẻ hay thức dậy.
Trẻ bị kích động quá mức bởi tiếng ồn hoặc bất cứ thứ gì khác; vì vậy cần chú ý giữ yên lặng trong thời gian trẻ ngủ.
Chưa thích nghi với môi trường bên ngoài
Trẻ sơ sinh mới chuyển từ tử cung sang thế giới bên ngoài, hệ thống thần kinh rất mong manh và chưa có khả năng để đối phó với những kích thích. Trẻ cần được bồng bế, di chuyển vì chuyển động có thể làm dịu bớt sự kích thích hệ thống thần kinh và làm dịu bớt căng thẳng về thể chất.
Đau bụng
Trẻ bị rối loạn nào đó làm trẻ khó chịu như đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đường hô hấp… Nếu mẹ nghi ngờ trẻ có những dấu hiệu bất thường làm trẻ khó ngủ hoặc ngủ ít hơn bình thường, mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nhé.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ ít
- Bước 1: Tạm ngưng mọi hoạt động vui chơi cách ít nhất 2 tiếng trước giờ ngủ của bé.
- Bước 2: Cho bé vào phòng cách giờ đi ngủ 1 tiếng. Cha mẹ cần lưu ý không bế bé đi vòng vòng hoặc ru bé trên vai.
- Bước 3: Nếu bé bú sữa mẹ, hãy dành ít nhất 20 phút tương tác da kề da với con. Nếu bé uống sữa công thức, mẹ hãy chơi cùng bé ít nhất 20 phút, hãy cho bé bú ở tư thế nằm.
- Bước 4: Mẹ quan sát khi nào bé bắt đầu bú đủ, không nên để bé bú quá no, ngủ ngay trên ti mẹ. Khi bắt đầu bú đủ nhu cầu, mẹ hãy ngắt ti và chuyển bé vào cũi hoặc dỗ bé ngủ.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm:
- Tư thế ngủ tốt nhất cho bé sơ sinh
- Cơ cấu giấc ngủ của trẻ nhỏ
- Lịch sinh hoạt của bé sơ sinh 3 tháng đầu đời dành cho mẹ tham khảo (Cùng mẹ Nhật luyện con ngủ)