Trẻ sơ sinh khò khè có đờm, ba mẹ hãy áp dụng ngay 4 cách hiệu quả này

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh khò khè có đờm cần được điều trị sớm vì bệnh có thể chuyển biến nhanh chóng, dẫn đến các bệnh về đường hô hấp.

Vì sao ba mẹ cần cảnh giác khi thấy hiện tượng bé sơ sinh khò khè có đờm?

Khác với người lớn, trẻ sơ sinh không thể tự mình tống đờm ra ngoài. Điều này khiến cho một triệu chứng nhẹ như lúc đầu chỉ ho húng hắng, đờm ra chút ít, nước mũi trong, ... có thể tiến triển bệnh nhanh chóng thành các bệnh đường hô hấp. Thường gặp nhất có thể kể đến như:

Viêm phế quản

Thường kèm theo các triệu chứng khó thở, thở nhanh, thở khò khè, hắt hơi, chảy nước mũi kết hợp ho nhiều và có đờm. Bé có thể sốt nhẹ hoặc không.

Hen phế quản

Có thể do dị ứng hoặc hen suyễn khiến bé khó thở, thở khò khè, ho dai dẳng, mặt môi xanh nhợt nhạt, đường dẫn khí thu hẹp lại, lưu lượng không khí ra vào phổi bị giảm, tắc đàm, nghẹt mũi.

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quả ở trẻ em không phải là bệnh quá hiếm gặp. Khi dạ dày tiết ra quá nhiều acid dịch vị có thể trào ngược lên thực quản kích thích họng ngứa rát và ho nhiều hơn, có thể kèm đờm và sổ mũi, ợ chua, buồn nôn. Tình trạng này xuất hiện nhiều mỗi khi nằm xuống hoặc ngay sau khi ăn xong.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh khò khè có đờm?

Để biết cách xử lý và điều trị phù hợp với tình hình của bệnh, trước tiên ba mẹ cần theo dõi các biểu hiện bên ngoài khi trẻ có đờm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong trường hợp đờm của bé vẫn trong, ra ít, không có nước mũi xanh hay sốt, ba mẹ có thể áp dụng một số cách để giúp bé lấy được đờm ra ngoài trước. Bao gồm các bước như sau:

Rửa mũi cho trẻ 

Ba mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi trẻ và rửa mũi theo hướng dẫn trong video sau:

Ngoài ra trong ngày ba mẹ nên sử dụng xịt mũi dành cho trẻ sơ sinh (chẳng hạn như xịt mũi muối biển Sterima-Xịt mũi cá heo nội địa Pháp) và xịt cho bé từ 2-3 lần/ngày, giúp mũi trẻ được rửa sạch và thông thoáng, từ đó sẽ hạn chế được tình trạng có đờm của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sử dụng phương pháp xông

Cho bé xông hơi, càng nhiều càng tốt. Với các bé sơ sinh, ba mẹ có thể biến phòng tắm thành phòng xông hơi, đóng kín cửa, mở tối đa vòi nước nóng. Cho một vài giọt tinh dầu tràm vào chậu nước tắm rồi ngồi cùng bé trong phòng này 10-15 phút.

Sau khi tắm xong, nên bôi thêm một chút tinh dầu tràm vào lòng bàn chân bé.

Tuy nhiên va mẹ cần lưu ý là đối với bé sơ sinh, tốt nhất nên pha loãng tinh dầu tràm trông nước ấm rồi mới thoa, hoặc dùng dạng chai lăn để dầu không bị chảy ra quá nhiều.

Nếu có thể hãy kết hợp với mát xa nhẹ nhàng toàn thân cho bé để tinh dầu tràm có tac dụng hiệu quả hơn, giúp bé sơ sinh nhanh hết đờm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tăng cường cho bé uống sữa, nước

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa thể bổ sung các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, vì vậy tốt nhất mẹ nên tăng cường cữ bú cho con.

Còn nếu bé đã trên 6 tháng tuổi, ba mẹ nên khuyến khích bé uống thêm các loại nước ấm, nước hoa quả và ăn thêm các loại cháo súp.

Nạp nhiều chất lỏng sẽ giúp bé vừa được bổ sung dinh dưỡng lại vừa có tác dụng làm loãng đờm và đẩy nó ra ngoài hiệu quả hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh khò khè có đờm đi khám?

Dưới đây là một số dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị ho cần phải đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt, tránh các nguy cơ biến chứng về sau:

Trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên:

    • Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể bị co giật
    • Thở bất thường
    • Ban đầu trẻ bị khụt khịt mũi, về sau chuyển sang ho, ho nhiều
    • Chảy nhiều nước mũi, quấy khóc, bú kém.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới:

    • Trẻ sơ sinh bỏ bú hoàn toàn hoặc bú kém đi
    • Sốt cao liên tục hoặc hạ thân nhiệt đột ngột
    • Khò khè, khó thở, thở có tiếng rít
    • Ngủ li bì, ngủ khó đánh thức.
    • Trẻ nôn, trớ, mệt mỏi
    • Ho kéo dài, ho nhiều về đêm và sáng sớm ho nhiều hơn
    • Trẻ bị ho sổ mũi, hắt hơi
    • Thở rút lõm lồng ngực
    • Tím tái.

Khi trẻ bị khò khè có đờm, điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ cần theo dõi kĩ các triệu chứng của bé. Từ đó có cách chăm sóc phù hợp để bé mau khỏi bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương