Trẻ sơ sinh khó đi ngoài là do đâu và 5 biện pháp khắc phục
Trẻ sơ sinh khó đi ngoài khiến cho mẹ rất là lo lắng và đôi khi hoảng loạn. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao?
Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?
Tần suất trẻ đi ngoài trong những tuần đầu tiên của cuộc đời phụ thuộc phần lớn vào việc bé bú sữa mẹ hay sữa công thức. Trẻ bú sữa mẹ thường đi vệ sinh vài lần mỗi ngày. Trong khi đó, trẻ đi ngoài có thể ít hơn khi tiêu thụ sữa công thức.
Đối với bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ:
- Đối với bé 1-3 ngày tuổi thì trẻ đi ngoài ra phân su sau 24-48 sau khi sinh. Phân su là chất nhầy có màu xanh hoặc đen, không có mùi và khá dính. Loại phân su này sẽ thay đổi thành màu xanh lục vàng vào ngày thứ 4.
- Trong 6 tuần đầu tiên, trẻ đi ngoài phân sẽ có màu vàng và khá lỏng. Lúc này, mẹ sẽ mong đợi trẻ đi ngoài ít nhất 3 lần mỗi ngày, nhưng có thể lên đến 4-12 đối với một số bé. Sau này, bé chỉ có thể ị sau mỗi vài ngày. Khi bé bắt đầu ăn dặm thì phân sẽ bắt đầu rắn hơn.
Đối với bé sử dụng sữa công thức:
- Cũng như bé bú sữa mẹ, trong 24-48 giờ đầu tiên trong cuộc sống, trẻ sẽ đi ngoài ra phân su.
- Khi từ 6 tuần tuổi trở đi, phân bé sẽ có màu nâu nhạt hoặc hơi xanh. Trẻ đi ngoài ít nhất 1-4 lần đi tiêu mỗi ngày. Sau tháng đầu tiên, bé chỉ có thể đi đại tiện một lần mỗi ngày hay cách ngày.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó đi ngoài
- Hiện tượng sinh lý bình thường: vì thành cơ bụng của bé còn yếu nên bé phải dùng lực như rặn để đẩy phân ra ngoài. Nếu bé hơi quấy khóc, khó chịu nhưng vẫn đi ngoài được thì không có gì đáng lo ngại.
- Sinh non:Hệ thống tiêu hóa của các bé sinh thiếu tháng chưa phát triển hoàn toàn nên thức ăn di chuyển chậm hơn qua đường tiêu hóa và không được xử lý đúng cách, dẫn tới phân bị khô, cứng, khiến bé đi đại tiện khó khăn.
- Chế độ ăn uống của mẹ: mẹ ăn quá ít thực phẩm chứa chất xơ nhưng lại ăn quá nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và thức ăn khó tiêu thì bé cũng dễ bị đại tiện khó. Dinh dưỡng mẹ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến bé.
- Bé uống sữa ngoài: Sữa công thức sẽ khó tiêu hóa hơn sữa mẹ. Và nếu mẹ pha chưa đúng công thức hoặc bé không hợp với sữa đang dùng, thì khả năng cao bị đại tiện khó khăn và táo bón.
- Do bệnh lý: có thể do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như: Đại tràng bị phình to, bệnh suy giáp trạng… Hoặc một số bệnh lý vùng hậu môn như: Trĩ, polyp hậu môn cũng khiến trẻ đi đại tiện khó rất sớm.
- Ảnh hưởng của thuốc: Các loại thuốc có chứa canxi cacbonat, morphin…đều có thể trẻ sơ sinh khó đi ngoài.
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh khó đi ngoài
1. Xem lại nguồn sữa
Nếu bé đang bú sữa mẹ, bạn có thể thử điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày. Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, đồng thời loại bỏ những thực phẩm nhiều dầu mỡ. Đới với rẻ dùng sữa công thức thì mẹ có thể thử đổi sang nhãn hiệu khác.
2. Bổ sung thêm nước cho bé
Nước và sữa rất tốt cho việc giữ nước cho bé. Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi, việc uống nước ép mận hay lê có thể giúp tăng tốc cơn co thắt đại tràng của bé; góp phần kích thích con đi ngoài dễ dàng. Nếu nước trái cây quá ngọt thì mẹ có thể pha loãng thêm với nước lọc.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tăng cường cho bé bú nhiều hơn thường ngày.
3. Giúp bé vận động
Cha mẹ hoặc người thân có thể nhẹ nhàng di chuyển chân của con khi bé nằm ngửa. Di chuyển chân con theo như động tác chân đạp xe đạp. Thực hiện điều này có thể giúp kích thích ruột và gíup con đi ngoài.
4. Tắm nước ấm
Cho em bé tắm nước ấm có thể thư giãn cơ bụng và giúp kích thích ruột. Tắm trẻ với nước ấm cũng giúp bé thư giãn và tạm quên cảm giác khó chịu khi trẻ sơ sinh khó đi ngoài.
5. Massage cho bé
Massage bụng từ vùng quanh rốn ra phía ngoài theo hình xoắn ốc để kích thích bé đi tiêu sẽ tự nhiên hơn.
Trẻ sơ sinh khó đi ngoài là một hiện tượng khá phổ biến và hầu như ít nguy hiểm. Tuy nhiên mẹ cũng nên để ý, nếu hơn 3-5 ngày bé vẫn không đi tiêu được thì nên thăm khám với bác sĩ
Xem thêm:
- Bé đi ngoài ra phân kiểu này mẹ lưu ý ngay kẻo “hại con”!
- 12 kiểu phân trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận dạng sức khỏe bé
- Đại tiện không tự chủ – Chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ!