Làm gì khi trẻ sơ sinh hay trớ? Có biện pháp nào phòng ngừa không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh hay trớ thì mẹ nên xử lý ra sao? Đây có phải hiện tượng nguy hiểm mà mẹ nên đưa bé đi bệnh viện ngay lập tức? Có biện pháp nào giúp con phòng ngừa không? 

Tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Thực chất, nhiều người hay gộp chung khái niệm trẻ sơ sinh bị trớ sữa với nôn trớ. Nhưng hai khái niệm này hoàn khác và riêng biệt.

Nôn là một hành động đẩy mạnh các chất chứa trong dạ dày vọt ra ngoài, với sự tham gia của nhiều cơ ở bụng, ngực và vùng hầu họng. Thông thường nôn sẽ được dự báo trước bởi cảm giác buồn nôn.

Còn trớ sữa là hiện tượng gần như tương tự nhưng nhẹ nhàng hơn, bé không gắng sức và không cần sự tham gia của nhiều cơ như nôn, đồng thời trớ xảy ra bất ngờ và không được báo trước.

Một vài thống kê về hiện tượng trẻ sơ sinh hay trớ cho cả bú sữa mẹ và công thức:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thường xảy ra ngay sau khi bé bú, nhưng cũng có thể xảy ra sau đó 1-2 giờ.
  • Hơn một nửa số trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi hay trớ ít nhất một lần mỗi ngày.
  • Tình trạng trẻ sơ sinh hay bị trớ thường đạt đỉnh ở khoảng 2-4 tháng tuổi.
  • Hầu hết các bé ngừng trớ sữa sau 12 tháng.

Một số nguyên nhân của việc trẻ sơ sinh hay trớ sữa

  • Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn nhỏ và chưa hoàn thiện 
  • Bé bú nhiều và nhanh gây tình trạng thừa cung sữa hoặc buông xuống mạnh mẽ (phản xạ tống máu sữa) có thể gây ra các triệu chứng giống như trào ngược, và thường có thể được khắc phục bằng các biện pháp đơn giản.
  • Bé nhạy cảm hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm, đồ uống trong chế độ ăn uống hay thuốc mẹ dùng. Những chất/thành phần gây dị ứng trong thức ăn có thể được chuyển vào sữa mẹ và khiến em bé khí bú sữa mẹ qua bình bị trớ.
  • Trào ngược dạ dày thực quản khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ
  • Mặc dù hiếm gặp, nhưng trẻ sơ sinh bị trớ sữa thường xuyên có thể là dấu hiệu của hẹp môn vị, một vấn đề dạ dày cần phẫu thuật. Tỷ lệ xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ trai gấp 4 lần so với trẻ gái và các triệu chứng thường xuất hiện từ 3 đến 5 tuần tuổi.

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có phải là hiện tượng bình thường?

Nhìn chung thì đây là tình trạng khá bình thường và phổ biến ở trẻ sơ sinh. Khi bé xảy ra tình trạng này, ba mẹ nên quan sát và theo dõi hơn về số lần bé gặp phải. Để đề phòng nếu đây là dấu hiệu của một bệnh lý khác, dưới đây là những hiện tượng không bình thường kèm theo:

  • Sốt, tiêu lỏng, ho, sổ mũi, phát ban...;
  • Đau bụng quằn quại, bụng trướng;
  • Lơ mơ, bị kích thích, co giật;
  • Liên tục nôn trớ trên 24 giờ;
  • Xuất hiện máu trong những lần nôn trớ với số lượng tăng dần
  • Có dịch mật (màu xanh) khi trớ sữa...

Lúc này, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và chẩn đoán.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc trẻ sơ sinh hay trớ sữa như thế nào?

  • Nghiêng ngay đầu con sang một bên. Nhanh chóng vệ sinh chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng bé.
  • Lúc này con sẽ hơi hoảng loạn và có thể khóc ré, hãy khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ. Đồng thời giúp trẻ ho để đưa hết chất lỏng trớ sữa còn đọng trong khoang miệng và bên ngoài.
  • Lấy khăn lau miệng, cổ và thay quần áo mới cho con.
  • Theo dõi tiếp những lần sau nếu trẻ sơ sinh bị trớ sữa. Để không quên thì ba mẹ có thể ghi chép lại.

Mẹ nên làm gì để ngăn ngừa tình trạng này?

  • Giữ bình sữa nghiêng 45 độ và dùng núm vú tốt để giúp bé tránh nuốt quá nhiều không khí khi bú. Chọn núm vú cao su với lỗ vừa phải, nếu lỗ quá nhỏ, bé vừa khó mút sữa vừa bị nuốt phải nhiều không khí. Mặt khác, nếu lỗ quá lớn, bé sẽ dễ bị nghẹn do dòng sữa chảy vào miệng quá nhanh.
  • Chia nhỏ các cữ bú trong ngày để tránh tình trạng bé quá đói sẽ bú nhanh và liên tục.
  • Ẳm con bú ở tư thế thẳng lưng, hạn chế cho con vừa nằm vừa bú
  • Hãy tập cho con thư giãn, ẵm hay bất cứ hoạt động nào miễn không để bé nằm liền. Hỗ trợ giúp con ợ ra lượng khí thừa. Việc làm này cũng giúp bé tránh được tình trạng đầy hơi khó tiêu và đầy bụng.

Cho con bú đòi hỏi mẹ cũng phải có đầy đủ kỹ năng và phải quan sát khá nhiều. Mỗi ngày đều là một hành trình với nhiều trải nghiệm mới với con. Hãy tận hưởng và luôn tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết mẹ nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu