Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh hay rướn người mẹ phải xem ngay!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh hay rướn người là hiện tượng thường gặp, và khiến mẹ lo lắng cho sức khỏe của con. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không?

Theo các bác sĩ, chuyên gia thì trẻ sơ sinh rướn người nhất là khi ngủ, kèm theo những cơn giật mình. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh hay rướn người?

Sau khi chào đời, môi trường sống xung quanh thay đổi khiến bé sẽ cảm thấy lạ lẫm.

Đây chính là nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng rướn ở trẻ sơ sinh, kèm theo cơn vặn mình, giật mình khi ngủ.

Trẻ sơ sinh hay rướn người có ảnh hưởng đến sự phát triển?

Tình trạng này diễn ra không nhiều và không thường xuyên, đến khi bé được 4 tháng tuổi sẽ hết hẳn. Ngoài việc trẻ sơ sinh hay rướn người do chưa quen với không gian bên ngoài bụng mẹ, thì còn có nguyên nhân sinh lý khác:

  • Do chỗ ngủ của bé quá sáng, nhiều tiếng ồn hoặc không thoải mái và ấm áp
  • Lúc trẻ đói hoặc bú quá no nên hay vặn mình, cọ quậy. Dạ dày của bé còn rất nhỏ, mỗi lần chỉ bú được rất ít nên sẽ nhanh đói, nhanh no và cảm thấy khó chịu
  • Trẻ rướn người, vặn mình để tống chất thải ra ngoài khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện
  • Do tã trẻ bị ướt hay mẹ quấn khăn quá chặt khiến trẻ không được thoải mái

Mẹ cần lưu ý khi trẻ thường xuyên rướn người, quấy khóc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu trẻ sơ sinh hay rướn người do những nguyên nhân trên thì mẹ không cần phải lo lắng. Chỉ cần cho bé bú đúng giờ, thay tã thường xuyên… và khi trẻ lớn hơn hiện tượng này sẽ hết.

Mẹ cần chú ý với khi trẻ sơ sinh rướn người với các triệu chứng bất thường

Nhưng nếu hiện tượng rướn ở trẻ sơ sinh kèm theo cơn gồng làm đỏ mặt, khó chịu, giật mình khi ngủ thì mẹ nên cẩn trọng. Đó có thể là dấu hiệu bất thường, cảnh báo bệnh lý ảnh hưởng sự phát triển của trẻ.

Trẻ hay vặn mình, giật mình nguyên nhân xuất phát từ bệnh trào ngược dạ dày rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Hoặc do trẻ bị mắc bệnh lý về gan, khiến cơ thể sản sinh quá nhiều bilirubin làm tổn thương não bộ, gây co giật.

Một bệnh lý thường gặp khiến trẻ sơ sinh hay rướn người, giật mình khi ngủ là hạ canxi huyết. Trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc về đêm, ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi trộm và dễ bị kích động.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, một số bé hay rướn người còn do các bệnh lý liên quan đến thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh bị tổn thương. Có khi là do da trẻ bị nóng, rát, tổn thương do côn trùng cắn…

Làm thế nào để trẻ hết rướn người, phát triển khỏe mạnh?

Như đã nói ở trên, thông thường tình trạng trẻ sơ sinh hay rướn người sẽ hết khi trẻ được 4-5 tháng tuổi. Nhưng nếu nó diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Bởi vậy mẹ cần các biện pháp để khắc phục.

Kiểm tra gối và trang phục của con

Mẹ cần kiểm tra nệm và gối của bé có thật sự mềm mại, thoải mái chưa. Để ý quần áo mặc thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Không quấn tã hay mặc quần áo quá chặt cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mặc quần áo thoải mái cho bé, không gian phòng phải thoáng đãng

Chú ý đến không gian phòng ngủ

Phòng bé nằm phải thông thoáng, mát mẻ và sạch sẽ. Ông bà ta thường quan niệm, khi mới sinh mẹ và bé phải ở phòng kín. Nhưng ngược lại, phòng ngủ của mẹ con phải thoáng đãng, chỉ cần tránh gió lùa là được.

Khi trẻ ngủ phải tránh tiếng ồn lớn, không gian yên tĩnh, nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu trẻ bị giật mình mẹ nên ôm bé vào lòng vỗ về, vuốt ve để tạo cảm giác an toàn cho con.

Vỗ về khi bé bị giật mình, quấy khóc trong lúc ngủ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đảm bảo bé đã no bụng

Mẹ nên theo dõi để cho bé bú đủ và đúng nhu cầu. Dạ dày của bé sẽ lớn lên từng ngày nên lượng sữa cho bé bú cũng phải nhiều hơn. Không để bé quá đói hoặc quá no sẽ gây cảm giác khó chịu.

Cho bé tắm nắng để hấp thụ vitamin D

Đây là loại vitamin rất cần thiết cho việc chuyển hóa canxi. Lưu ý là tắm cho bé khoảng 20-30 phút vào buổi sáng, che chắn vùng mắt và vùng kín.

Mẹ cũng cần bổ sung canxi qua chế độ ăn uống để chuyển hóa canxi qua sữa cho con. Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp trẻ tăng sức đề kháng, phát triển thông minh.

Trên đây là những thông tin cần biết về hiện tượng trẻ sơ sinh hay rướn người. Mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng cũng không nên áp dụng những biện pháp dân gian để chữa cho bé. Nếu tình trạng kéo dài, kèm biểu hiện bất thường khác hãy đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen