Trẻ sơ sinh giảm bú, mẹ phải làm sao để con không chậm lớn?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chắc hẳn mẹ bỉm sữa nào cũng lo lắng khi trẻ sơ sinh giảm bú và tìm mọi cách bổ sung dinh dưỡng cho bé. Nhưng quan trọng nhất là mẹ phải tìm ra được nguyên nhân bé bú ít lại và có sự can thiệp kịp thời.

1. Vì sao trẻ sơ sinh giảm bú?

Tuỳ theo độ tuổi của bé và mẹ cho bú sữa mẹ hoàn toàn hay bú sữa công thức, hoặc kết hợp cả hai mà nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh giảm bú khác nhau. Một số lý do trẻ sơ sinh bỗng dưng lười bú mà các chuyên gia từng khuyến cáo, có thể kể đến như:

Nhiễm bệnh

Bệnh gây khó chịu làm bé lười bú

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu nên dễ nhiễm một số bệnh về đường hô hấp hay tiêu hoá. Nếu bé bị ho, cảm, nghẹt mũi thì việc bú sữa sẽ trở nên khó khăn hơn vì không thể thở bằng mũi mà phải dùng miệng. Việc bú gây khó thở khiến bé mệt mỏi và lười bú.

Khi bị nhiễm vi khuẩn, khoang miệng xuất hiện tình trạng tưa lưỡi, đẹn miệng cũng khiến trẻ sơ sinh mất vị giác, không thấy ngon miệng hay mùi vị sữa. Bên cạnh đó, vấn đề về tiêu hoá sẽ làm bé đầy hơi, khó tiêu, không đói bụng và giảm bú lại vì bụng căng.

Môi trường xung quanh tác động

Khi trẻ bú không nên có người quấy rầy

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh phát triển sự hiếu kỳ với thế giới xung quanh rất nhanh. Bé luôn có xu hướng tò mò, nhìn theo những vật di chuyển bên cạnh hay âm thanh, tiếng động lạ. Trong lúc bú nếu có người nói chuyện hay có âm thanh ồn ào xung quanh, mẹ xao nhãng, bé sẽ ngưng bú để quan sát. Dần dần tính “ham chơi” này thành thói quen, trẻ sơ sinh khó tập trung khi bú, chỉ bú qua loa để nhìn ngắm xung quanh.

Sữa mẹ ít, có vị lạ

Nếu trẻ sơ sinh hoàn toàn bú mẹ thì việc sữa mẹ có vấn đề có thể khiến bé giảm bú hẳn đi.  Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng sơ sinh, nếu như trẻ không gặp bệnh lý gì thì sữa mẹ là nguyên nhân chính. Có thể mẹ gặp vấn đề về dinh dưỡng hay căng thẳng dẫn đến sữa ít hẳn đi, tắc tia sữa, bé bú không đủ no sẽ chán và lười không muốn bú nữa. Một khả năng khác là mẹ ăn thức ăn lạ, làm sữa có vị khác bình thường, bé nghe mùi lạ không thích và giảm bú hẳn đi.

2. Trẻ sơ sinh giảm bú, mẹ phải làm sao?

Bú ít có thể làm bé chậm phát triển

Giảm bú có thể dẫn đến nhiều vấn đề quan trọng nếu không được cải thiện đúng cách. Trẻ sơ sinh bú ít có thể gây nguy cơ thiếu dinh dưỡng, cơ thể bé trở nên ốm yếu, kém phát triển, giảm sức đề kháng, nhẹ cân. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ mà giảm bú, mẹ sẽ gặp tình trạng tắc tia sữa, viêm tuyến sữa, căng vú đau nhức. Thêm nữa, trẻ bú ngày một ít cũng khiến lượng sữa giảm theo và mẹ có nguy cơ hết sữa sớm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để cải thiện tình trạng này và ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, mẹ bỉm có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Đến gặp bác sĩ kịp thời

Khi thấy dấu hiệu bé giảm bú hẳn và có hiện tượng nhiễm bệnh. Bé khóc quấy khi cho bú, từ chối núm vú, đẩy ra, hay khóc la và giảm sụt cân có thể là dấu hiệu bệnh về cơ thể. Mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để khám, tìm ra bệnh và chữa trị kịp thời.

Tăng cường tiếp xúc gần gũi mẹ và bé

Gần gũi với mẹ kích thích bé bú hơn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bé sơ sinh có hiện tượng giảm bú sữa mẹ thì ngoài thời gian cho con bú, mẹ nên tăng cường việc gần gũi, tiếp xúc thân mật với bé. Trước khi cho bú, mẹ có thể ôm bé, ấp vào trong ngực khoảng 20-30 phút để tăng tình cảm gắn bó giữa 2 mẹ con. Sự liên hết này có thể kích thích bé thèm bú hơn, đồng thời kích thích kích thích hormone prolactin điều tiết sữa giúp sữa mẹ tiết ra nhiều hơn.

Tăng cường dinh dưỡng cho mẹ

Mẹ bỉm nên chú ý việc bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất để giúp tăng cường lượng sữa, kích thích bé bú nhiều hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng phải xem lại trong chế độ ăn của mình có thực phẩm nào lạ, có vấn đề có thể gây mùi lạ, vị lạ cho dòng sữa khiến bé “chê” không.

Thay đổi tư thế, môi trường cho bú

Nên cho trẻ sơ sinh bú ở nơi yên tĩnh hoặc tối một chút để bé tập trung bú, không bị xao nhãng bởi sự quấy rầy xung quanh. Tập trung bú cũng giúp bé tập trung tiêu hoá hơn, hạn chế tình trạng đầy bụng khó tiêu. Mẹ cũng hãy thường xuyên thay đổi tư thế khi cho trẻ bú để điều tiết lưu lượng sữa chảy ra. Khi mẹ có nhiều sữa, có thể chuyển qua tư thế ngồi cho con bú, dựa lưng vào tường để ngăn ngừa việc sữa chảy ra ào ạt gây sặc sữa, giúp bé bú thoải mái và an toàn hơn.

Môi trường yên tĩnh, ít ánh sáng giúp bé tập trung bú

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh giảm bú là hiện tượng thường gặp nhưng cũng có khả năng để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không có sự chữa trị kịp thời. Nế thấy con bú ít hẳn đi, mẹ nên chú ý và có biện pháp cải thiện phù hợp.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hienpham