Trẻ sơ sinh cười khi ngủ là phản xạ tự nhiên của bé hoặc là do não bé đang xử lý thông tin. Mẹ có biết giấc ngủ của bé chia làm nhiều giai đoạn khác nhau? Cùng tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về giấc ngủ của trẻ sơ sinh qua các nội dung dưới đây nhé:
- Chu kỳ ngủ của bé
- Tại sao bé vừa ngủ vừa cười?
- Hãy hiểu rõ hơn về chu kỳ ngủ của bé
Chu kỳ ngủ của bé
Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết, tương tự như người lớn, giấc ngủ của trẻ cũng chia làm nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn giấc ngủ nhanh, bé sẽ nằm mơ và mắt cử động nhanh còn khi bé trong giai đoạn giấc ngủ chậm thì sẽ không có cử động mắt nhanh mà bao gồm các giai đoạn sau:
- Buồn ngủ
- Lơ mơ ngủ
- Ngủ sâu
- Ngủ rất sâu
Trong vài tháng đầu trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và khó ngủ trở lại. Nếu tỉnh giấc vào cuối chu kỳ ngủ thì bé sẽ bước vào giai đoạn tỉnh giấc yên lặng, con vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và nhận thức được môi trường xung quanh. Sau đó con sẽ chuyển sang giai đoạn tỉnh giấc hoạt động, chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh có cử động.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ sơ sinh hay cười khi ngủ vì đâu? Mẹ có nên đánh thức bé dậy?
Tại sao bé vừa ngủ vừa cười?
Trước tiên, bạn có biết rằng kể cả người lớn cũng cười trong giấc ngủ của mình không? Có lẽ bạn cũng vậy thôi, trong cơn ngủ gà ngủ gật lúc nửa đêm, bạn nghe thấy người bạn đời của mình vừa ngủ vừa cười.
Không rõ lý do tại sao lại có hiện tượng này. Nhưng có một vài giả thuyết về điều này.
1- Đó là phản xạ tự nhiên
Em bé biết ngủ mơ từ khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Sau khi chào đời bé sơ sinh vẫn ngủ mơ. Nhưng không nhất thiết cứ nằm mơ là bé sẽ cười. Đôi khi, cười chỉ là một phản xạ tự nhiên trong chu kỳ REM của bé trong giai đoạn gọi là ngủ chủ động.
Trong giấc ngủ này, trẻ có thể có những cử động vô thức. Một số chuyển động vô thức này là cười trong khi ngủ chủ động.
Mẹo: Có trường hợp hiếm gặp ở trẻ sơ sinh bị co giật dẫn đến hiện tượng cười không kiểm soát được. Mỗi đợt có thể kéo dài khoảng từ 10 đến 20 giây, bắt đầu khi bé được khoảng 10 tháng tuổi.
Nếu điều này xảy ra thường xuyên và khi bị đánh thức, em bé của bạn có cái nhìn trống rỗng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi.
2- Bé đang xử lý thông tin
Trong suốt cả ngày, đặc biệt là trong vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh đang trải qua quá trình học tập liên tục. Từ việc học cách mở mắt, mỉm cười, khóc và tìm ra cách để chuyển động cơ thể, bé luôn xử lý thông tin mới.
Được tiếp xúc với ánh sáng và âm thanh cùng các bối cảnh khác nhau, bé có thể cảm thấy bị quá tải. Chỉ đến khi bé đi ngủ, bộ não nhỏ bé mới có thời gian để xử lý các thông tin này.
Một cách để xử lý thông tin là cười hoặc khóc trong giấc ngủ của bé. Trong thời gian thiết yếu cho sự phát triển này, bé cũng học được rất nhiều về cảm xúc, thể hiện bằng tiếng cười hoặc khóc.
Mẹo: Cố gắng không đánh thức khi bé đang ngủ vì có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ của bé.
Bạn có thể chưa biết:
Hãy hiểu rõ hơn về chu kỳ ngủ của bé
Giấc ngủ của trẻ ngắn hơn nhiều so với người lớn. Trong trường hợp bạn không nhớ về chu kỳ giấc ngủ của mình, thì đây là cách người lớn ngủ.
Mỗi chu kỳ ngủ của chúng ta kéo dài khoảng 90 phút, trong đó gồm năm giai đoạn. Bốn giai đoạn đầu tiên là mắt chuyển động chậm (NREM), trong khi giai đoạn thứ năm là mắt chuyển động nhanh (REM).
Đối với trẻ sơ sinh, chu kỳ ngủ của bé chỉ kéo dài từ 30-50 phút. Khoảng thời gian này sẽ tăng dần lên qua thời thơ ấu.
Mẹo: Mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Vì vậy, hãy nhớ điều này: một số trẻ sơ sinh và trẻ em chìm vào giấc ngủ rất nhanh chóng, trong khi những bé khác ngủ không sâu giấc, với một chu kỳ ngủ ngắn chỉ khoảng 20 phút trước khi chìm vào giấc ngủ sâu.
Nguồn tham khảo: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc – Vinmec
Xem thêm:
- Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ? Đây có phải dấu hiệu của bệnh lý không?
- Bí ẩn đằng sau nụ cười của trẻ sơ sinh – Tại sao bé hay mỉm cười với bạn?
- Cơ cấu giấc ngủ của trẻ nhỏ