Trẻ sơ sinh bỏ bú có ảnh hưởng không tốt trong quá trình phát triển của trẻ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bỏ bú là vấn đề khiến nhiều mẹ lo ngại. Mẹ lo lắng nếu con bỏ bú sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé yêu.

Đối với mẹ, đặc biệt là mẹ lần đầu có con việc cho con bú chưa bao giờ là việc dễ dàng. Mẹ phải thường xuyên đối mặt với nhiều vấn đề. Nó có thể là việc trẻ bỏ bú, không chịu bú, quấy khóc khi bú làm mẹ lo lắng.

Vậy mẹ có biết nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bỏ bú? Bé bỏ bú có thực sự là điều đáng lo ngại? Làm cách nào mẹ giải quyết triệt để tình trạng trên? Muốn biết, mẹ hãy cùng The Asianparent Vietnam tìm hiểu ngay nhé!

Trẻ bỏ bú có thực sự là vấn đề đáng lo ngại?

Bé bỏ bú vài cữ nhưng vẫn vui vẻ, khỏe mạnh bình thường thì không có gì đáng lo hết. Hãy cho bé bú theo nhu cầu, nó vừa tốt với trẻ vừa đem lại tâm lý thoải mái cho mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bé bỏ bú nhiều cữ và nhận thấy bé có các dấu hiệu khác.

Khi đó có thể bé đang gặp các vấn đề khác. Khi đó mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo những nguyên nhân mà chúng tôi liệt kê được sau đây.

Trẻ sơ sinh bỏ bú, mẹ đừng nên lo lắng quá!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bỏ bú và cách giải quyết

Sức khỏe của bé đang gặp vấn đề

Trong trường hợp sinh khó hoặc sinh non, trẻ thường có sức khỏe yếu hơn các bé bình thường. Đó có thể là do chấn thương xương đòn, bị bầm, trật khớp… từ khi lọt lòng mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi mẹ bế cho bú, bé sẽ càng đau và phản ứng bằng cách quấy khóc, không chịu bú. Nếu gặp tình trạng trên, mẹ nên đưa con đi khám. Bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị và hướng dẫn để bạn có tư thế giúp bé không bị đau khi bú.

Bé không thích đầu ti của mẹ

Đầu ti của mẹ không phù hợp khiến bé gặp nhiều khó khăn trong bú mút. Ti mẹ có thể quá to, cứng, thụt sâu hoặc quá nhỏ. Những vấn đề này khiến trẻ sơ sinh dần dần cảm thấy khó chịu khi bú.

Ngoài ra, một số trẻ cứ ngậm chặt miệng khi mẹ cố gắng đưa bầu sữa vào miệng bé. Có thể do những lần trước mẹ cho ngậm đầu vú sâu quá khiến bé khó khăn khi bú và thở.

Mẹ có thể cải thiện bằng cách chạm nhẹ đầu vú vào môi để bé mở miệng. Sau đó, mẹ hãy đưa đầu ngực vào miệng bé. Tốt nhất mẹ nên để bé tự ngậm sao cho phù hợp nhất với mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sữa mẹ ra ít và chảy chậm

Có thể việc bé bỏ bú là do lượng sữa mẹ ra ít và xuống chậm. Nhiều bé lúc đầu rất thích bú nhưng vì sữa mẹ không đủ nên bé không còn hứng thú bú. Khi đó mẹ cần cải thiện lượng sữa bằng cách bổ sung thực phẩm dinh dưỡng phù hợp cho mẹ.

Nếu trẻ khó bú do núm vú tụt vào trong, không co giãn, mẹ cần tập se, kéo giãn đầu vú. Nên nhớ là mẹ phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sữa có mùi lạ

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu để nuôi bé. Do đó, nếu trong quá trình cho con bú mẹ ăn đồ nặng mùi bé dễ bị bỏ bú. Vì vậy, mẹ nên tránh ăn thực phẩm cay, nồng, thuốc lá… để sữa không có mùi lạ.

Bé quen bú sữa ngoài là nguyên nhân bé không bú mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khó thở khi bú

Một số trẻ gặp khó khăn trong việc mút, nuốt sữa và thở lúc bú mẹ. Dần dần, bé sẽ không thích thú với việc bú mẹ. Nếu thấy sữa mẹ ra nhiều mà bé không bú kịp mẹ nên cần lưu ý hơn.

Khi ấy mẹ nên dùng tay đặt lên bầu ngực, ngón tay trỏ để phía trên quầng vú, ngón tay giữa ở dưới quầng vú. Ấn nhẹ ngực từ trước ra sau để giảm lượng sữa đang phun, giúp bé không bị ngộp, sặc sữa.

Bé quen bú sữa ngoài

Sữa ngoài có thể là nguyên nhân bé không muốn bú mẹ. Bởi lượng sữa bé bú ngoài đã đủ đáp ứng nhu cầu của bé. Khi ấy có thể bé đã no và không thể bú thêm sữa mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra việc cho bé bú sữa ngoài làm bé quen dần với mùi vị sữa đó. Cho nên khi cho bú sữa mẹ bé cảm thấy không quen nên bé không bú.

Thay đổi tư thế phù hợp giúp bé thích bú hơn

Cách khuyến khích làm bé bú mẹ

  • Thay đổi tư thế phù hợp để bé dễ dàng hơn khi bú.
  • Cho bé bú khi bé đang buồn ngủ hoặc khi bé hơi đói. Nó sẽ giúp kích thích sự thèm bú ở bé.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng ở mẹ để lượng sữa ra phù hợp với bé. Nếu mẹ ăn uống không khoa học có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
  • Đừng cho bé bú khi bé đang quấy khóc. Mẹ nên thay đổi tâm trạng của bé bằng cách đi dạo hoặc hát cho bé nghe… Khi bé đã bình tĩnh, ngừng khóc mẹ hãy cho bé bú.

Con cái là món quà vô giá mà các bậc làm cha mẹ có được. Thế nên, cha mẹ nào cũng muốn dành cho con điều tốt đẹp nhất. Mẹ luôn lo lắng mỗi khi bé có biểu hiện lạ. Chẳng hạn là việc trẻ sơ sinh bỏ bú.

Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng, mẹ nhé! Hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân và biện phái giải quyết phù hợp. Chúc mẹ luôn có sức khỏe tốt để nuôi bé khỏe mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin với các cha mẹ khác!

Bài viết của

myngoc