Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao và những điều mẹ cần biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Đây là câu hỏi giành được rất nhiều sự quan tâm của các bậc làm cha mẹ. Vậy bạn nên làm gì để giúp con yêu cảm thấy thoái mái cũng như nhanh chóng vượt qua những cơn táo bón đầu đời?

Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?

Bên cạnh vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, táo bón cũng là tình trạng làm nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng. Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng con cưng chậm đại tiện, từ 3 đến 5 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên, số ngày đi “poo” chỉ là một tiêu chí nhỏ để nhận biết trẻ có bị táo bón hay không.

Thông thường, có trường hợp 3 ngày đi một lần với phân mềm xốp, trẻ dễ dàng đi thì vẫn chưa gọi là táo bón. Với trẻ đi 2 đến 3 ngày mà mỗi lần đi phân đều như keo dính, con yêu phải rặn khó khăn thì mới gọi là táo bón, mẹ nhé. Đây cũng là lúc bạn nên tìm hiểu thông tin về căn bệnh này ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón

Để tìm được giải pháp thích hợp, việc đầu tiên mẹ nên làm chính là tìm ra nguyên nhân khiến con yêu bị táo bón. Bạn có thể tham khảo những “thủ phạm” dưới đây nhé.

1. Trẻ dùng thức ăn đặc

Sử dụng thức ăn đặc đột ngột có thể là nguyên nhân làm con yêu bị táo bón, đặc biệt là trường hợp vừa bắt đầu ăn dặm. Song song đó, trong giai đoạn “tập tành” ăn dặm, các thực phẩm như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc… thường thiếu lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể trẻ.

Việc cho trẻ ăn loại thức ăn này quá sớm thường là “thủ phạm” hàng đầu khiến con yêu bị táo bón. Táo bón cũng có thể xuất hiện ở những trường hợp đã cai sữa.

Lý giải cho điều này là trong quá trình ăn dặm, sữa mẹ cung cấp lượng nước và chất xơ cần thiết cho cơ thể con yêu. Nếu đột ngột bị cắt đi mà không có sự thay thế, thiên thần nhỏ của bạn có nguy cơ táo bón khá cao.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Đổi sữa công thức

Với những mẹ cho bé bú trực tiếp, bạn hoàn toàn không phải lo lắng về nguyên nhân này. Với những mẹ nuôi con bằng sữa công thức, mỗi lần thay đổi một nhãn sữa mới lại là một nỗi ám ảnh “kinh hoàng”. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, mẹ buộc phải làm điều này.

Để hạn chế tình trạng táo bón, mẹ nên lựa các nhãn sữa uy tín trên thị trường. Đồng thời, khi tìm mua sữa, bạn hãy đọc kỹ các thành phần có trong sữa để xem có phù hợp với thiên thần nhỏ của mình không nhé.

3. Thiếu nước

Khi con yêu không được cung cấp lượng nước cần thiết, cơ thể trẻ sẽ hấp thụ nước từ thức ăn, đồ uống hoặc thậm chí là phân trong đường ruột. Điều này sẽ khiến kết cấu phân của con trở nên khô và rắn hơn, làm việc đại tiện gặp nhiều khó khăn.

4. Thiếu chất xơ

Thiếu chất xơ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón không chỉ ở người trưởng thành mà còn ở trẻ nhỏ. Thông thường, một số bé thường không tỏ ra thích thú với các loại thức ăn như rau, trái cây. Đây chính là yếu tố khiến phân của con trở nên khô cứng hơn.

Lượng chất xơ có trong thực phẩm có khả năng tăng thể tích cho phân, giúp phân mềm hơn và dễ dàng thải ra ngoài. Vì thế, mẹ nên lưu ý tập cho thiên thần nhỏ thói quen ăn trái cây và rau mỗi ngày nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

Để nhanh chóng giúp trẻ vượt qua những cơn táo bón đầu đời, sau khi xác định nguyên nhân, bạn có thể tham khảo những bí quyết trị táo bón hữu hiệu dưới đây nhé.

1. Cho con cưng uống nước trái cây

Một lưu ý nhỏ cho mẹ là nước trái cây chỉ được dùng như loại thức uống thêm, không thể thay thế nước hoặc sữa mẹ. Bạn có thể hòa 15ml nước với 15ml nước trái cây rồi cho bé uống từ 3 đến 4 lần giữa các bữa ăn.

Bên cạnh đó, một số trẻ thích vị ngọt nên mẹ đã hòa đường vào nước trái cây. Đây là điều hoàn toàn không nên vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa non nớt của con yêu. Một số loại trái cây giàu chất xơ, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ mà mẹ nên sử dụng như mận, táo, lê, nho, việt quất…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Tắm nước ấm cho con

Ngâm mình trong nước cũng cách trị táo bón giúp con yêu cảm thấy thoải mái hơn. Sự khó chịu do táo bón có khả năng tạo sự căng cơ, làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Hỗ trợ bé thư giãn cơ bụng sẽ giúp giảm cơn đau do đầy hơi từ đó kích thích nhu động ruột.

3. Massage cho bé

Trong phòng kín gió, mẹ có thể cởi quần áo của con rồi đặt bé lên chiếc khăn mềm. Tiếp theo, bạn hãy cầm hai chân con rồi nhẹ nhàng đẩy đầu gối phải bé về phía vai phải.

Khi đầu gối con yêu đã nâng cao hết cỡ, mẹ nhẹ nhàng nâng chân bé lên và kéo về phía bạn để chân bé từ từ duỗi thẳng ra. Khi duỗi chân phải, mẹ hãy bắt đầu đẩy gối trái của bé về phía vai trái nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Đưa trẻ đi khám

Nếu đã áp dụng tất cả các phương pháp trên mà con yêu vẫn không khỏi, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Bởi trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh lý nghiêm trọng như xơ nang, cường giáp, phì đại trạng bẩm sinh…

Qua bài viết này, TheAsianParent hy vọng đã giúp mẹ tìm được câu trả lời cho việc trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao. Bạn càng nắm rõ thông tin về tình trạng này càng giúp con yêu nhanh chóng thoát khỏi những cơn táo bón đầu đời.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Anh Nguyen