Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi có thể dẫn đến bệnh hô hấp nguy hiểm?

Để phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi, mẹ cần giữ nhà cửa sạch sẽ, không hút thuốc lá trong nhà, giữ cho thảm và ga trải giường, rèm cửa luôn sạch sẽ, không có bụi, thường xuyên vệ sinh điều hoà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày hoặc lâu hơn là dấu hiệu trẻ gặp vấn đề bệnh lý nghiêm trọng hơn bình thường như: viêm mũi mãn tính, viêm mũi xuất tiết…bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

  • Vì sao trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi?
  • Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi kéo dài chứng tỏ trẻ đang gặp phải bệnh nào?
  • Những cách giúp trẻ sơ sinh giảm tình trạng sổ mũi nghẹt mũi
  • Một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi nặng mẹ nên đưa bé đi khám

Thời tiết thay đổi trong giai đoạn giao mùa khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi là điều thường xuyên xảy ra. Các mẹ mỗi khi thấy con sổ mũi sẽ rất lo lắng vì sổ mũi nghẹt mũi lâu ngày có thể dẫn đến cách bệnh hô hấp, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm đường hô hấp trên hoặc nặng hơn là viêm xoang

Vì sao trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi?

Không khí sau khi vào mũi sẽ được làm ấm, làm ẩm và làm sạch nhờ vào hệ thống niêm mạc mũi. Hệ thống này thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố lạ như khí bụi, vi khuẩn, nấm mốc,…các yếu tố này được giữ lại bởi lớp nhầy trong mũi, đồng thời chất nhầy này cũng hòa tan các chất kích thích để các tế bào lông đưa xuống họng và được loại bỏ.

Hệ thống lông và nhầy này hoạt động rất tinh tế nhưng lại dễ bị gián đoạn do bị nhiễm khuẩn, làm cho tuyến tiết chế tiết nhiều dịch hơn bình thường gây nên hiện tượng sổ mũi.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi có thể dẫn đến bệnh hô hấp nguy hiểm? (Nguồn ảnh: Thanhnien)

Nghẹt mũi sổ mũi còn là triệu chứng của bệnh cảm. Bên cạnh nguyên nhân đó, khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Cúm;
  • Dị ứng với phấn hoa, bụi hoặc các món ăn;
  • Viêm xoang;
  • Không khí khô;
  • Chất gây kích thích như bụi, khói thuốc lá hoặc nước hoa;
  • Các bệnh do virus (như cảm lạnh).

Mẹ có thể quan tâm:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi giao mùa hiệu quả nhất dành cho mẹ

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi kéo dài chứng tỏ trẻ đang gặp phải bệnh nào?

Sổ mũi nghẹt mũi là bệnh lý hết sức bình thường nhưng nếu tình trạng này kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày hoặc thậm chí là hơn thì có nghĩa trẻ đang ở mức nghiêm trọng hơn bình thường, có thể trẻ đang gặp phải một trong những vấn đề sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm mũi họng

Tình trạng sổ mũi nghẹt mũi kéo dài thì rất có thể trẻ đang bị viêm mũi họng. Do sổ mũi lâu ngày trẻ không được vệ sinh mũi đúng cách, dịch mũi không được hút ra hết. Hơn nữa hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu lại thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm do phụ huynh hay đưa trẻ ra đường bụi bặm nhưng lại không bảo vệ trẻ đầy đủ.

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Văn Quảng – Bác sĩ Tai Mũi Họng – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết “Viêm họng cấp tính là tình trạng khá nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Bởi nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đến các bộ phận khác như: viêm mũi xoang cấp, viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm cầu thận, viêm màng tim, nhiễm trùng máu…Vì thế, bố mẹ nên theo dõi chặt chẽ tình trạng của trẻ, nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ quấy khóc nhiều”.

Viêm mũi mãn tính

Viêm mũi mãn tính thường do dị ứng gây nên, dẫn đến tình trạng kháng viêm, sưng nề trong mũi, viêm họng, sổ mũi, đau đầu,… Vì vậy nếu trẻ có hiện tượng sổ mũi nhiều ngày thì có thể trẻ đang mắc viêm mũi mãn tính.

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết cũng là lý do khiến trẻ sổ mũi lâu ngày. Điều này thường thấy khi thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh, hay từ lạnh chuyển sang nóng làm trẻ không kịp thích nghi và đường hô hấp bị nhiễm khuẩn.

 Viêm mũi xuất tiết

Điều này xảy ra khi mũi có dịch nhầy đậm đặc nhưng không được loại ra khỏi cơ thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và tấn công xuống cổ họng khiến trẻ sổ mũi nhiều ngày liền.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những cách giúp trẻ sơ sinh giảm tình trạng sổ mũi nghẹt mũi

Sổ mũi nghẹt mũi tuy không quá nghiêm trọng nhưng có thể làm bé rất khó chịu nếu bị bệnh trong một khoảng thời gian lâu. Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi, mẹ hãy áp dụng những cách sau để chữa dứt điểm cho bé:

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi có thể dẫn đến bệnh hô hấp nguy hiểm? (Nguồn ảnh: Dantri)

Sử dụng máy/dụng cụ hút mũi

Nếu tình trạng nghẹt mũi khiến con yêu cảm thấy khó chịu, hãy cân nhắc đến việc sử dụng máy hút mũi để loại bỏ chất nhầy dư thừa.

Trước khi hút, mẹ dùng nước muối sinh lý nhỏ vào 2 mũi của con, chờ vài giây và đặt con nằm nghiêng sau đó bấm nút máy hút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sử dụng nước muối nhỏ mũi

Nước muối là biện pháp giúp điều trị nghẹt mũi tốt nhất. Mẹ có thể nhỏ nước muối vào hai hốc mũi của trẻ để làm giảm chất nhầy.

Hãy nhớ rằng dung dịch này chỉ gồm muối và nước chứ không có chất nào khác. Mẹ cũng nên nhỏ cho trẻ 3 lần/ngày để đem đến kết quả tốt nhất.

Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ có thể thuyên giảm nhanh chóng khi sử dụng phương pháp này.

Nâng đầu trẻ cao khi ngủ

Khi trẻ ngủ, kê gối không chỉ giúp trẻ ngủ ngon hơn mà còn giúp trẻ thở tốt hơn và làm giảm nghẹt mũi.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 4 tháng bị sổ mũi – Mẹ phải làm sao?

Xông hơi

Đặt một bình phun nước mát hoặc máy làm ẩm trong phòng sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ rất nhiều. Không những thế, cách này còn giúp làm tăng độ ẩm không khí trong phòng.

Bên cạnh đó, mẹ có thể để bé tắm hơi cùng bạn, điều này cũng mang lại hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý phải thường xuyên lau chùi các thiết bị này vì chúng tiềm ẩn nguy cơ gây nấm mốc cực kỳ không tốt cho sức khỏe của hai mẹ con đâu nhé!

Hoặc mẹ có thể vỗ nhẹ lưng bé

Cách cải thiện tình trạng sổ mũi ở trẻ (Nguồn ảnh: Thanhnien)

Vỗ nhẹ trên lưng có thể giúp bé bớt tức ngực và dễ thở hơn nhờ làm lỏng chất nhầy trong ngực bé. Có 2 cách để vỗ lưng như sau:

  • Cách 1. Đặt con nằm úp trên đầu gối của bạn và lấy tay nhẹ nhàng vỗ lưng;
  • Cách 2. Cũng vỗ tương tự như cách 1 nhưng đặt trẻ ngồi trên đùi và hướng phía trước khoảng 30°.

Có nhiều mẹ hỏi rằng: “Có nên trị ngạt mũi cho bé bằng tỏi?”

Nhiều mẹ có cùng một câu hỏi rằng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Mình có nghe người thân mách nhỏ rằng, nước ép tỏi giúp bé hết ngạt mũi hiệu quả. Con mình hiện nay được gần 6 tháng. Dạo gần đây bé thường bị ngạt mũi, khụt khịt. Em có nghe người thân mách nhỏ rằng, khi bé bị ngạt mũi dùng nước ép tỏi nhỏ mũi sẽ rất tốt. Một, hai lần mình có định áp dụng ‘bài thuốc’ này cho con, nhưng vẫn còn lo ngại. Thực sự thì nước ép tỏi có giúp bé hết ngạt mũi hay không?

Để trả lời cho câu hỏi này, mẹ hãy biết rằng rất nhiều chị em được ‘mách nhỏ’, đã nghe hoặc đọc ở đâu đó rằng, nước ép tỏi có công dụng tuyệt vời, giúp bé hết khụt khịt, nhất là nước tỏi ép trộn với nước muối sinh lý 0,9% sẽ đặc trị bệnh hắt hơi, xổ mũi.

Trong một số trường hợp, chị em đã áp dụng ‘bài thuốc’ này một cách quá đà, dùng nước ép tỏi đậm đặc nhỏ mũi khiến cho niêm mạc mũi của bé bị kích ứng, đỏ hồng lên.

Trên thực tế, Niêm mạc mũi trẻ vốn rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại có đặc tính nóng và cay, nhất là nếu nó quá đậm đặc. Vì thế, nhỏ nước ép tỏi có thể làm bỏng niêm mạc mũi.

Nhất là, nếu không pha loãng nước tỏi, để nồng độ quá đặc rồi nhỏ vào mũi trẻ dễ khiến trẻ bị bỏng rộp niêm mạc mũi, không phát hiện điều trị có thể gây hoại tử da, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu do nơi hoại tử bị viêm nhiễm.

Việc điều trị bỏng niêm mạc mũi cũng rất khó khăn và lâu dài. Vì thế, tuyệt đối không sử dụng nước ép tỏi, ép hành để nhỏ mũi cho trẻ. Hơn nữa, khi bị bỏng rộp niêm mạc mũi, trẻ sẽ bị khó thở bằng đường mũi, buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi.

Một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi nặng mẹ nên đưa bé đi khám

Nếu trẻ có các triệu chứng sau, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay:

  • Thường xuyên sốt cao
  • Chất nhầy trong mũi có màu xanh hoặc vàng
  • Trẻ khó thở hoặc thở rất nhanh. Nếu trẻ dưới hai tuổi và thở hơn 45 lần một phút, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay
  • Trẻ khó chịu ở tai, có nguy cơ nhiễm trùng
  • Phát ban
  • Nghẹt mũi cùng với sưng trán, mắt, mũi hoặc má
  • Sổ mũi nghẹt mũi hơn 2 tuần trở lên
  • Khó khăn khi ăn uống hoặc biếng ăn
  • Con quấy khóc hay có biểu hiện đau đớn

Để phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi, mẹ cần giữ nhà cửa sạch sẽ, không hút thuốc lá trong nhà, giữ cho thảm và ga trải giường, rèm cửa luôn sạch sẽ, không có bụi.

Mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh điều hoà, và nếu mẹ trồng hoa ngoài vườn thì nên đóng cửa để tránh phấn hoa bay vào nhà. Một cách nữa, mẹ nên bổ sung nước cho bé: sữa, nước, nước hoa quả đều có tác dụng phòng tránh tốt.

Nguồn tham khảo: Điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp tính – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Ele Luong