Nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi làm nhiều ba mẹ lo lắng vì lo ngại tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Hiểu về nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa sẽ giúp ba mẹ chủ động hơn trong quá trình chăm sóc trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị sặc sữa lên mũi, hay bị ọc sữa là hiện tượng vô cùng phổ biến trong những tháng đầu đời của bé nhưng cũng có thể gây nguy hiểm nếu mẹ không xử lý kịp thời.

Các chuyên gia cảnh báo khi sữa từ cổ họng trẻ trào lên mũi, đi vào đường hô hấp có thể gây ngạt thở, tắc thở hoặc làm tổn thương não, viêm phổi do vi trùng đường ruột được đưa lên phổi… Mẹ cần bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân cách xử lý phù hợp nhất và an toàn nhất cho con.

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa lên mũi
  • Cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi
  • Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng này?

Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa lên mũi

Theo BS.CKII Lê Thanh Cẩm- Khoa Nhi- Sơ sinh- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng chia sẻ: Đối với trẻ sơ sinh, việc sặc sữa lên mũi là một tai biến vô cùng nguy hiểm. Khi trẻ bị ọc, sữa sặc lên mũi, sữa sẽ đi vào đường hô hấp để lại các di chứng như viêm phổi do khi hít phải thức ăn, vi trùng đường ruột đi ngược lên phổi. Thậm chí là các tổn thương về não bộ như xuất huyết, chết não. Nghiêm trọng hơn hết là ngạt thở, ngừng tim dẫn đến tử vong nếu không được xử lý nhanh chóng và kịp thời. Trẻ bị sặc sữa lên mũi khá phổ biến ở trẻ nên ba mẹ cần phải đặc biệt lưu ý và cẩn thận.

Bé ọc sữa lên mũi có thể vì nhiều lý do, phổ biến là các nguyên nhân dưới đây:

  • Khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở đường thông giữa mũi và cổ họng của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện. Ở một số bé, van này còn cực kỳ yếu nên trẻ khó có thể vừa thở vừa nuốt sữa cùng lúc, nếu thực hiện đồng thời thì sữa dễ bị trào ngược lên mũi.
  • Trẻ sơ sinh bú bình bị sặc sữa có thể là do núm vú để xa, bé không ngậm toàn bộ được nên bị trào ra nhiều hơn khả năng nút và nuốt của bé. Một trường hợp phổ biến ở bú bình nữa là lỗ thông ở đầu núm vú của bình bú bị quá to, sữa chảy nhanh, bé không nuốt kịp nên bị sặc.
  • Một số phụ huynh tập cho con thói quen vừa bú vừa ngủ, hay bé đã no, ngủ quên trong lúc bú mà mẹ vẫn cho bé ngậm, sữa vẫn chảy nhưng bé không nuốt mà khi hít thở, sữa sẽ theo ống thông ọc lên mũi.
  • Tư thế cho bú không đúng cách cũng là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị sặc sữa, không nâng đầu con lên, để bé nằm quá ngửa, sữa chảy nhanh ào ạt khiến bé không nuốt kịp, hít thở khó khăn gây sặc.
  • Mẹ vừa cho bú vừa nói chuyện hay có người xung quanh làm con phân tán, không tập trung bú, hóng chuyện, thích thú cười quên mất phải nuốt nên bị sặc.
  • Không nâng con lên, cho trẻ ợ sau khi cho bú no mà để bé nằm 1 chỗ.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

BÌNH SỮA VÀ NÚM VÚ CHO BÉ – Các quy tắc quan trọng mẹ không nên bỏ qua

Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa có đáng lo ngại không?

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa

Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi là tình huống không bình thường, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế nếu chẳng may để trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi, mẹ nên lập tức áp dụng các bước xử lý như sau:

Bước 1: Vỗ lưng

Mẹ lau sạch sữa trào ra ở mũi và mặt bé rồi nhanh chóng dựng con dậy, đặt trẻ nằm sấp với đầu thấp xuống, đỡ đầu và hơi nghiêng mặt con. Sau đó mẹ dùng lòng bàn tay vỗ liên tiếp 5 cái với lực vừa đủ vào vùng giữa 2 bả vai của trẻ. Vỗ xong thì mẹ nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại xem con đã thở được và da có hồng hào hơn chưa. Nếu bé vẫn có dấu hiệu khó thở thì tiến hành bước thứ 2.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vỗ lưng là cách để làm con dễ thở hơn

Bước 2: Ấn ngực

Nếu sau khi vỗ mà con chưa thở được bình thường thì mẹ giữ nguyên trẻ ở tư thế ngửa, dùng ngón 2 và ngón 3 tay trái ấn vuông góc xuống 1/3 dưới xương ức. Ấn vừa phải và dứt khoát 5 lần liên tiếp, mỗi lần 1 giây. Ấn xong mẹ tiếp tục quan sát và đánh giá dấu hiệu hồi phục của con.

Bước 3: Hút sạch mũi miệng

Song song với việc vỗ lưng hay ấn ngực, mẹ nên dùng dụng cụ hút sach để hút sữa và dịch nhầy trong mũi và miệng cho trẻ, hút miệng trước, hút mũi sau.

Nếu trong trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc sữa vẫn chưa thở được thì mẹ hãy thực hiện lại các bước khoảng 3-4 lần nhanh chóng và quan sát. Trong trường hợp sơ cứu tại nhà không có kết quả thì lập tức đưa bé đến cơ quan y tế gần nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Ăn vào là lại ọc sữa – Xử lý thế nào đây khi bé bị trớ sữa bệnh lý?

Bé bú bình bị trớ sữa là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

Tuy xảy ra rất phổ biến ở hầu hết trẻ sơ sinh nhưng hiện tượng bị sặc sữa lên mũi có thể hạn chế và phòng tránh được nếu mẹ nhớ những lưu ý khi cho con bú như sau:

  • Không cho con nằm ngửa đầu ra sau khi bú, hãy kê đầu bé cao hơn để sữa đi theo xuống bao tử chứ không chảy ngược lên mũi.
  • Nếu sữa mẹ quá nhiều nên kẹp một phần đầu ti khi cho trẻ bú đồng thời nâng nhẹ bầu ngực để sữa xuống đều đặn và mẹ kiểm soát được.
  • Không cho con bú khi bé đang khóc, cười nhiều hay có nhiều người xung quanh trêu chọc khiến con phân tâm.
  • Đổi tư thế bú mỗi 10-15 phút.
  • Khi cho bú no xong thì nâng bé lên, áp ngực vào vai mẹ, vỗ nhẹ lưng để con đẩy được lượng sữa xuống dạ dày.

Trong trường hợp cho bé bú bình thì chọn loại bình và núm vú chất lượng cao, có lỗ thông đạt chuẩn phù hợp, không ép con bú hay nhét núm vú vào miệng khi bé đã no hay từ chối.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Hiện tượng ọc sữa, trớ sữa ở trẻ sơ sinh không phải là hiếm gặp và sẽ dần biến mất khi bé lớn hơn. Trong 1 số trường hợp, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức khi có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ đột nhiên nôn ói dữ dội kèm theo quấy khóc nhiều không rõ nguyên nhân
  • Trẻ nôn trớ kèm theo sốt, ho, chảy nước mũi, bất thường ở phân...
  • Nôn trớ quá nhiều gây ho khò khè kéo dài, viêm phổi tái đi tái lại..
  • Trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ quá nhiều, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất (chiều cao, cân nặng) hoặc nôn trớ làm trẻ sợ bú
  • Tình trạng nôn ói, ọc sữa không được cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc...
  • Trẻ nôn ra dịch vàng, dịch xanh, nôn ra máu, bỏ bú, chướng bụng...

Nguồn tham khảo: Các yếu tố dễ gây sặc sữa ở trẻ sơ sinh - Vinmec

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hienpham