Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay là hiện tượng không hề hiếm gặp. Tuy triệu chứng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng vô tình đã làm nhiều ba mẹ phải lo lắng.
Để xóa tan nỗi muộn phiền này, hai bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết này nhé.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay
Hiện tượng này không chỉ là bệnh lý da liễu thông thường mà còn dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện mà bạn có thể chuẩn đoán hiện tượng để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.
Bệnh tay chân miệng
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là do polio enteroviruses gây ra. Con yêu nhiễm bệnh bằng đường tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua các vật dụng dùng chung, đặc biệt là các bé đã đi học. Tay chân miệng còn có thể phát triển thành dịch và gây ảnh hướng đến tính mạng của con cưng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Biểu hiện của bệnh
- Sốt cao: Nhiệt độ người thường nằm trong khoảng 38°C.
- Biếng ăn và mệt mỏi.
- Sau sốt từ 1 – 2 ngày, con có xuất hiện ban đỏ, đau miệng, tổn thương phẳng.
- Trong những ngày bệnh sau, các tổn thương bắt đầu sần lên, nổi ban đổ rồi hình thành bọng nước tại lòng bàn chân, bàn tay, mông và thường gây cảm giác ngứa rát.
- Khi bệnh, con yêu thường quấy khóc, nôn trớ, khó chịu và bị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa cũng là loại bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng như bệnh tay chân miệng nhưng chúng cũng để lại những ảnh hưởng xấu nhất định đến cuộc sống của bé cưng.
Làn da của trẻ sơ sinh còn khá mỏng nên dễ bị tác động bởi những nhân tố bên ngoài như hóa chất độc hại, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, côn trùng đốt, suy yếu hệ miễn dịch do thời tiết thay đổi… Theo thống kê của FDA, 90% trẻ sơ sinh đều có nguy cơ dị ứng với nhiều loại thực phẩm trong những năm đầu đời.
Biểu hiện của bệnh
Tay và chân cùng các vị trí da con yêu tiếp xúc với hóa chất hay bị viêm da cơ địa sẽ bị sưng đỏ, ngứa rát, đồng thời lây sang các vùng khác trên cơ thể hay gây hiện tượng bội nhiễm.
Dị ứng thời tiết
Một thủ phạm khác khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay chính là dị ứng thời tiết. Thời tiết thay đổi đột ngột khiến hệ miễn dịch của bé cưng bị suy yếu, chưa kịp thích nghi với môi trường. Đây là điều kiện thuận lợi cho các kháng thể tự chống đối lẫn nhau.
Biểu hiện của bệnh
Cơ thể của con sẽ xuất hiện những nốt mẩn ngứa ở tay và chân, lưng và bụng. Kèm theo đó, bạn sẽ thấy trẻ có biểu hiện hắt hơi liên tục, sổ mũi, sốt nhẹ, mắt đỏ vào buổi chiều tối.
Cách chăm sóc trẻ bị nổi mẩn đỏ
Ngoại trừ bệnh tay chân miệng để lại những biến chứng nguy hiểm, các bệnh lý khiến trẻ bị nổi mẫn đỏ cũng nên được phòng tránh. Nếu con yêu mắc phải trường hợp này, ba mẹ hãy tham khảo những bí quyết chăm sóc bé đúng cách dưới đây nhé.
- Thường xuyên vệ sinh tay chân của trẻ: Mẹ có thể rửa tay chân của con trước khi trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh bằng nước ấm. Lúc vệ sinh cho bé, mẹ nên sử dụng khăn lông mềm, gel chuyên dụng cho trẻ nhỏ, tránh sử dụng các loại nước rửa tay có mùi, màu để đề phòng tình trạng kích ứng.
- Cách ly với những tác nhân gây hại bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói, bụi hoặc các đồ vật trong nhà có khả năng gây kích ứng như gấu bông, đồ chơi bị nhiễm khuẩn…
- Nhanh chóng đưa con yêu đến bệnh viện: Nếu trẻ bị ngứa chân tay kéo dài không dứt, ba mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để các bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay tuy là trường hợp khá phổ biến nhưng các bậc phụ huynh đừng vì thế mà ngó lơ tình trạng này. Bạn nên thường xuyên theo dõi những sự thay đổi trên cơ thể của bé cưng để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường nhé.
Xem thêm:
- Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp và cách điều trị dứt điểm
- Trẻ sơ sinh bị viêm da – Học cách nhận biết sớm để điều trị dứt điểm cho con
- Mẹ có biết bé yêu sẽ được kiểm tra sức khỏe ngay khi vừa chào đời