Trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc là hoàn toàn bình thường, có thể xảy ra ở bất kì chỗ nào trên cơ thể trẻ: lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưng… Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Vì sao da trẻ sơ sinh bị khô bong tróc?
- Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc
- Cách khắc phục tình trạng này
Vì sao trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc?
Sau khi chào đời môi trường sướng của trẻ bị thay đổi đột ngột, vì thế bé cần thời gian để cơ thể thích nghi. Bề ngoài của bé sơ sinh sẽ có những thay đổi rõ rệt mà bố mẹ có thể nhận thấy được, đặc biệt là qua làn da. Da của trẻ chuyển sang đậm hoặc nhạt hơn, màu sắc của tóc cũng có thể có những chuyển đổi. Vì vậy, tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc hoàn toàn bình thường. Hiện tượng da trẻ sơ sinh bị bong tróc này có thể xảy ra ở bất kì chỗ nào trên cơ thể trẻ: lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưng…
Mẹ đã biết chưa?
Khi vừa lọt lòng, da của bé được bao phủ bởi một lớp sáp trắng. Lớp sáp này giúp bảo vệ làn da của con. Khi lớp sáp này biến mất, da của bé sẽ bắt đầu lột một lớp bên ngoài trong khoảng từ 1 đến 3 tuần. Lượng da bong tróc phụ thuộc vào việc bé sinh non, sinh đúng tuổi thai hoặc lớn hơn. Bé càng có nhiều lớp sáp trắng vernix trên da khi sinh thì càng ít bong tróc. Trẻ sinh non thường có nhiều sáp vernix nên da của trẻ bong ít hơn bé sinh ra sau 40 tuần. Hiện tượng trẻ sơ sinh bong da sẽ dần biết mất.
Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc
Bệnh chàm
Chàm có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh da khô bong tróc. Bệnh lý này gây ra trên da em bé các hiện tượng như vẩy, đỏ da, ngứa. Tình trạng này tương đối hiếm trong giai đoạn ngay sau khi sinh, nhưng có thể phát triển sau đó.
Trẻ sơ sinh bị bệnh chàm tuỳ không nguy hiểm nhưng lại làm bé khó chịu quấy khóc. Vì vậy, nếu phát hiện con bị chàm bố mẹ cần tìm cách điều trị.
Bệnh vảy cá
Hiện tượng da của bé sau sinh bị khô bong tróc còn có thể do bệnh vảy cá gây ra. Triệu chứng của bệnh này là da bé nổi vảy, ngứa, bong ra. Để xác định được đúng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng và dựa vào bệnh sử của gia đình.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị vảy cá, tuy nhiên sử dụng kem dưỡng có thể làm giảm tình trạng khô và giúp bé cải thiện làn da.
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc
1. Không tắm cho trẻ bằng nước quá nóng
Nhiều bố mẹ cố ý hay vô tình cho trẻ tắm bằng nước nóng, điều này cần tránh tuyệt đối. Thay vào đó hãy dùng nước ấm với nhiệt độ vừa phải để tắm cho con. Nhiệt độ càng cao sẽ càng khiến da của bé mất đi độ ẩm và lớp dầu tự nhiên. Khi mất đi độ ẩm cần thiết da trẻ sẽ bị khô dẫn đến tình trạng bong tróc. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên sử dụng các loại sữa tắm có độ kiềm thấp để bảo vệ làn da của bé. Đồng thời, thoa kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh ngay sau khi bé vừa tắm xong.
2. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Máy tạo độ ẩm giúp điều hoà hơi ẩm trong không khí. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa hiện tượng da trẻ sơ sinh bị khô và ngứa, từ đó giảm thiểu tình trạng bé bị tróc da.
3. Không mở máy lạnh nhiệt độ quá thấp
Độ ẩm trong không khí lạnh rất thấp, vì thế càng lạnh sẽ khiến da càng khô trẻ sẽ bị bong tróc da nhiều hơn. Cho nên bố mẹ không nên chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp.
Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hơn, nhất là trẻ non tháng. Với các bé sinh đủ tháng và được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của bé sơ sinh sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5 độ C. Nếu con bạn đang mặc quần áo đầy đủ, có mang vớ tay vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì nhiệt độ lý tưởng khi bé nằm trong phòng điều hòa là từ 26 – 28 độ C.
Nếu để nhiệt độ phòng trên 28 độ C có thể khiến bé bị đổ mồ hôi, nổi rôm sảy. Bên cạnh đó nhiệt độ quá cao còn làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ sơ sinh, là hiện tượng trẻ dưới 12 tháng tuổi tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân.
Để chọn được nhiệt độ chuẩn cho con, cha mẹ nên giảm nhiệt độ phòng từ từ đến khi thấy trẻ không ra mồ hôi và trằn trọc.
Mẹ đã biết chưa?
4. Lựa chọn quần áo cho bé sơ sinh phù hợp
Khi da bị khô bong tróc, chắc hẳn bé sẽ rất khó chịu. Để giúp bé thoải mái hơn bạn nên chọn lựa quần áo có chất liệu mềm mại, phù hợp với làn da non nớt.
5. Cho trẻ tắm bột yến mạch
Bột yến mạch có thể hỗ trợ giảm viêm và ngứa, giúp bé ít cào lên vùng da bong tróc. Do đó, bố mẹ có thể cho con tắm bột yến mạch để tốt cho da trẻ sơ sinh.
6. Cho bé bú mẹ
Bổ sung nước qua đường bú mẹ là một cách hữu hiệu để giúp bé lấy lại độ ẩm và cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Tổng kết
Trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc là tình trạng khá phổ biến và tương đối không nguy hiểm. Tuy nhiên việc này sẽ gây khó chịu cho trẻ, bố mẹ cần chú ý quan sát và tìm cách khắc phục tình trạng này.
Xem thêm:
-
Bé 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng? Cách thiết lập thói quen ngủ cho bé
-
Mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ giúp giảm đau nhanh hạ sốt
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!