Trẻ sơ sinh bị đau mắt thường có các dấu hiệu như ra nhiều gỉ mắt, nheo mắt, sưng mắt, đỏ mắt, … Tuy nhiên khi nào thì có thể chăm sóc bé tại nhà? Khi nào thì nên đưa bé đi khám để tránh các biến chứng nguy hiểm?
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau mắt
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất nhạy cảm. Điều này khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về mắt. Trong đó bệnh mắt của trẻ có nhiều dấu hiệu khác nhau, phổ biến nhất thường gồm các biểu hiện sau:
1. Trẻ bị ngứa mắt, chảy nước mắt và ra gỉ
Khi có triệu chứng chủ yếu như ngứa mắt, mắt đổ ghèn, kéo thành sợi, có thể chảy nước mắt thì có thể do cơ thể bé phản ứng với những chất được cho là vật lạ như bụi môi trường, khói, xăng, bụi gia đình từ lông thú, chó mèo, thảm…
Khi bị ngứa mắt, trẻ thường có thói quen dụi mắt làm tổn thương giác mạc có thể dẫn đến những loại bệnh nguy hiểm hơn cho mắt bé như viêm giác mạc, dị ứng mắt, viêm kết mạc, …
2. Mắt đỏ
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là phần lòng trắng của mắt chuyển sang màu đỏ hoặc màu hồng. Điều này xuất hiện là do tình trạng viêm của các mạch máu nhỏ trên bề mặt của mắt.
Tình trạng mắt đỏ thường bắt đầu ở một mắt, nhưng sau đó lan truyền sang mắt kia trong vòng 24 đến 48 giờ.
3. Mắt trẻ bị sưng
Khi tình trạng viêm mí mắt do đau mắt đỏ trở nên nghiêm trọng, mí mắt và vùng xung quanh mắt sẽ bị sưng. Mắt sưng phù quá nặng khiến trẻ rất khó mở mắt.
2. Bé sơ sinh sợ ánh sáng
Trẻ em có thể có dấu hiệu chảy nước mắt và sợ ánh sáng. Đó cũng là một trong những dấu hiệu phát triển không bình thường để cha mẹ có thể phát hiện sớm giúp bé điều trị kịp thời những căn bệnh liên quan.
3. Trẻ nheo mắt nhiều
Những trẻ dưới 3 tuổi khi có các dấu hiệu như nheo mắt, thường xuyên có biểu hiện nhức đầu, nghiêng đầu, vẹo cổ… cha mẹ nên đưa trẻ đi khám. Vì đó có thể là biểu hiện của một số bệnh về mắt ở trẻ em có tính di truyền như cận, viễn, loạn hay nhược thị.
Những dấu hiệu trên đều liên quan đến các bệnh về mắt phổ biến ở trẻ sơ sinh như mắt đổ ghèn nhiều, viêm tắc tuyến lệ, viêm kết mạc mắt, đau mắt đỏ. Việc điều trị những bệnh này sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh của trẻ và tư vấn của bác sĩ.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt
Khi trẻ có các biểu hiện đau mắt, ba mẹ cần đưa bé đi khám tại các cơ sở và bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ thường đưa ra chẩn đoán cần thiết và có lời khuyên tư vấn yêu cầu cha mẹ chăm sóc bé tại nhà hoặc cần thiết phải điều trị theo phác đồ.
Thông thường, những trường hợp trẻ sơ sinh bị đau mắt có thể chăm sóc và điều trị tại nhà bao gồm:
Bé bị đau mắt có ghèn
Khi mắt bé ra nhiều ghèn do tắc tuyến lệ hoặc do vệ sinh chưa sạch sẽ thì ba mẹ chỉ cần chú ý đến cách rửa mắt hàng ngày cho bé cũng sẽ giúp con chóng khỏi bệnh.
Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ
Thường gặp ở độ tuổi này, tuyến lệ bị vật cản gây tắc nghẽn khiến nước mắt không thể chảy dẫn tới rỉ đùn nhiều và đỏ mắt gây đau.
Với các bệnh đau mắt thông thường này, ba mẹ nên rửa tay sạch sẽ, sử dụng bông y tế sạch, nhúng vào dung dịch nước muối ấm pha loãng, lau nhẹ nhàng mắt bé (làm 2-3 lần/ngày) hoặc khi thấy trẻ có ghèn.
Lưu ý là ba mẹ không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho bé khi chưa có bất kỳ chỉ định nào của bác sĩ.
Ngoài các bệnh về mắt thông thường nói trên thì một số bệnh trường hợp bệnh về mắt bắt buộc phải dùng thuốc. Bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó phải kể đến viêm giác mạc, lẹo mắt, nhiễm khuẩn nặng, trẻ bị thị lực kém, …
Lúc này ba mẹ nên ngay lập tức đưa bé đến các bệnh viện mắt chuyện khoa để khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn – Cách chăm sóc để con nhanh khỏi!
- Chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh (Epiphora). Nguyên nhân và phương pháp điều trị
- Bé sơ sinh bị đau mắt – 5 bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ